+Aa-
    Zalo

    Xúc động tâm sự của một hiệu trưởng ở vùng đất cách mặt nước biển 5.373 mét

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Trường Tiểu học ở Tây Tạng do anh Qimei Ciren làm hiệu trưởng nằm ở độ cao lớn hơn cả địa điểm dừng chân dành cho những người leo lên đỉnh Everest.

    Trường Tiểu học ở Tây Tạng do anh Qimei Ciren làm hiệu trưởng nằm ở độ cao lớn hơn cả địa điểm dừng chân dành cho những người leo lên đỉnh Everest.

    Anh Qimei Ciren cùng các học trò của mình vui đùa bên dòng suối nhỏ.

    Trường tiểu học ở Puma Jiangtang, Tây Tạng, là ngôi trường ở độ cao nhất trên trái đất- 5.373 mét so với mực nước biển - cao hơn so với cả hai địa điểm được sử dụng dành cho những người muốn leo lên đỉnh Everest - nơi có nhiệt độ trung bình hàng năm thấp hơn 5 độ C.

    Các điều kiện khắc nghiệt nơi đây đã tạo ra các chứng bệnh bao gồm thiếu oxy, đa hồng cầu và viêm khớp. Không quá ngạc nhiên khi những điều này làm cho các giáo viên sợ hãi khi phải đến làm việc ở đây.

    Tuy nhiên, anh Qimei Ciren, 37 tuổi, lại đã làm việc ở đây hơn 5 năm và cuối cùng lên làm hiệu trưởng của ngôi trường này.

    Dưới đây là buổi phỏng vấn anh Qimei Ciren do phóng viên báo tiến hành.

    Tại sao anh lại đến làm việc ở ngôi trường này?

    Tôi đã có cơ hội để được ở lại trường đại học hoặc làm nhà báo sau khi tốt nghiệp nhưng tôi lại mơ ước trở thành một giáo viên và không bỏ lỡ nếu có cơ hội. Thế là tôi đã nộp đơn xin làm giáo viên rồi có mặt tại đây.

    Anh Qimei Ciren dạy đọc cho các học trò của mình. - Ảnh NVCC.

    Tôi lớn lên trong một gia đình ít người. Nhà tôi nghèo và tôi đã phải bỏ học nhiều lần. Thế nhưng thầy giáo trường tiểu học vẫn khuyến khích tôi và thế là tôi kiên định theo đuổi nghiệp học hành. Thầy ấy đã truyền cảm hứng cho ước mơ được trở thành một giáo viên của tôi.

    Trường học của anh khác với những ngôi trường khác ở vùng đồng bằng thế nào?

    Trường nơi tôi dạy nằm trên cao nguyên Thanh Hải - Tây Tạng. Đây là một khu vực lạnh giá, nằm ở độ cao trung bình cao hơn những nơi khác, đạt 5.373 mét, do đó có ít hơn 40% khí oxy so với khu vực ngang mặt nước biển. Khi không khí quá loãng, tình trạng thiếu oxy có thể tấn công các cơ quan của con người, bao gồm cả não, và khiến người ta lão hóa nhanh chóng. Chúng tôi có 10 tháng mùa đông và chỉ hai tháng mùa hè, mà kể ca khi đó, đôi khi trời cũng vẫn có tuyết.

    Khó khăn lớn nhất của anh ở trường là gì?

    Chúng tôi rất thiếu giáo viên trong khi tất cả học sinh lại đều sống nội trú ở trường. Do vậy tải trọng giảng dạy của chúng tôi rất lớn và kết quả giáo dục không được sáng sủa cho lắm. Môi trường nghèo oxy khiến chúng tôi dễ bị phân tâm. Một số giáo viên không tốt nghiệp chuyên ngành giáo dục và ít có cơ hội được đào tạo các chuyên môn liên quan, mặc dù ngành giáo hàng năm vẫn cho chúng tôi hạn ngạch cho việc đào tạo. Khả năng của giáo viên trường tôi rõ ràng là cần được cải thiện.

    Một số phụ huynh cả năm cũng chỉ tới thăm con mình được 1 lần họ lùa đàn gia súc tới chăn thả trên khu đồng bằng cao nguyên. Vì thế các giáo viên nhiều khi vẫn phải giặt quần áo, dọn dẹp kí túc xá và gấp chăn cho học sinh.

    Anh có thể mô tả lại lịch hoạt động điển hình trong ngày tại trường?

    Tôi luôn thức dậy lúc 7h30' sáng vào mùa hè và 9 giờ sáng vào mùa đông, bởi trời quá lạnh. Tôi đánh thức các học sinh dậy và chúc các em có buổi sáng tốt lành. Sau đó, tất cả thầy trò chúng tôi sẽ làm vệ sinh cá nhân trước khi bắt đầu ăn sáng. Lúc 9 giờ tối, tôi sẽ đi kiểm tra xem các em đã đi ngủ chưa.

    Học sinh chăm sóc khu vườn rau nhà kính của trường - Ảnh NVCC.

    Tại trường có những hoạt động đặc biệt nào cho học sinh?

    Mỗi ngôi trường đều có những đặc trưng riêng và chúng tôi cũng vậy. Năm ngoái chính phủ tài trợ xây cho chúng tôi một nhà kính trồng rau và nó đã được biến thành một lớp học chuyên dụng. Nhà kính của trường chúng tôi rất đặc biệt vì có 2 lớp kính liền. Nhờ có nó mà vào mùa hè, chúng tôi có thể ăn được đến 7-8 loại rau. Điều này giúp học sinh học nhận biết được lợi ích của lao động. Vào mùa đông, do thời tiết rét lạnh nên chúng tôi chỉ thu hoạch được 3-4 loại rau.

    Các loại rau chúng tôi thu hoạch được đều dành phục vụ cho cả học sinh và giáo viên. Điều này rất có ý nghĩa bởi vì đó chính là nguồn thực phẩm xanh do chính tay chúng tôi trồng được ở độ cao đó và nó đã cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho học sinh, mặc dù số lượng còn rất hạn chế.

    Chúng tôi có một phòng đọc sách do một người tốt bụng tài trợ. Chúng tôi đã tận dụng nó để dạy cho học sinh biết cách làm thế nào để đánh giá và mở rộng tầm nhìn cho các em. Phòng đọc mở cửa mỗi tuần vào thứ Tư và thứ Năm.

    Ngoài ra, chúng tôi cũng có các hoạt động ngoại khóa bao gồm thư pháp, vẽ tranh và chơi bóng đá để nuôi dưỡng tài năng và mở rộng quan điểm của các em.

    Thầy giáo Qimei Ciren và 4 học sinh ở Cao nguyên Thanh Hải - Tây Tạng. Ảnh: NVCC.

    Anh làm thế nào để bảo tồn văn hoá Tây Tạng tại trường?

    Chúng tôi đã làm cho các em học sinh dễ dàng chấp nhận việc học bằng cách đưa văn hoá truyền thống vào các khóa học và thực hành hàng ngày của trường. Chúng tôi có một khóa học tiếng Tây Tạng và một số khóa học khác, bao gồm khoa học và đạo đức, được giảng dạy bằng tiếng Tây Tạng. Các khóa học tiếng Trung được giảng dạy ở Putonghua cũng như trên toàn Tây Tạng. Trong các khóa học thể chất, chúng tôi tận dụng chương trình tập luyện thể dục thống nhất trên toàn quốc được phát sóng qua radio, tất nhiên là cũng có thêm một chút chương trình của địa phương. Trong các khóa học của trường còn có cả môn thư pháp Tây Tạng.

    Đã có bao giờ anh nghĩ đến việc từ bỏ công việc ở đây chưa?

    Có chứ! Vào khoảng thời gian mỗi cuối tháng 12, khi ngoài trời quay cuồng trong những cơn bão tuyết, đôi khi tôi lại nghĩ đến việc từ bỏ. Lúc đó bên ngoài, khung cảnh tiêu điều khiến tôi nhớ gia đình và muốn từ bỏ hết cả để trở về nhà. Tôi đã viết lại những trải nghiệm của mình trên mạng WeChat vào năm 2012: "Gió mùa xuân chưa bao giờ thổi qua khuôn viên và các em học sinh cũng chưa bao giờ trông thấy hoa đào. Những ngày mùa đông đóng băng và mùa hè nóng nực là điều mà chúng tôi mong đợi. Những đứa trẻ ở đây mang lại hy vọng cho tôi."

    Tôi ở lại vì tôi thấy nhiều giáo viên rời đi bởi vì làm giáo viên ở đây rất là bận rộn. Tôi cũng chỉ cố gắng để giữ lại học sinh cho trường. Nếu tôi bỏ đi, liệu có thầy giáo khác sẽ tới thay thế và yêu thương chúng như tôi không? Tôi ở lại vì lo lắng như vậy.

    Cổng vào trường tiểu học của Puma Jiangtang. Ảnh: NVCC.

    Anh có ý kiến gì cho tương lai của ngôi trường?

    Do một số yếu tố trong đó có vấn đề độ cao, chính quyền đã thông báo rằng trường tôi sẽ hợp nhất với một trường tiểu học khác ở hạt Nagarze vào năm nay. Chúng tôi sẽ di chuyển khi việc xây dựng các tòa nhà mới hoàn tất.

    Do giới hạn về nhân lực và điều kiện môi trường, thời tiết khắc nghiệt, việc tiếp tục theo học tại đây sẽ ảnh hưởng xấu tới sự phát triển thể chất và sức khỏe của học sinh cũng như giáo viên. Nên nếu được di chuyển tới một độ cao thấp hơn, sẽ tốt hơn cho tất cả mọi người.

    Theo SCMP

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/xuc-dong-tam-su-cua-mot-hieu-truong-o-vung-dat-cach-mat-nuoc-bien-5373-met-a191680.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan