+Aa-
    Zalo

    Báo Nga: Nhân loại sẽ 'bị cầm tù' nếu Nga và Mỹ xảy ra xung đột trong không gian

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Chuyên gia phân tích quân sự cho rằng, tất cả mọi người trên Trái Đất đều sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực nếu Nga và Mỹ xảy ra chiến tranh trong không gian, cho dù bên nào thắng

    Chuyên gia phân tích quân sự cho rằng, tất cả mọi người trên Trái Đất đều sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực nếu Nga và Mỹ xảy ra chiến tranh trong không gian, cho dù bên nào thắng.

    Mỹ tự tin có thể chiến thắng nếu xảy ra xung đột trong không gian. Ảnh minh hoạ: NASA

    Các nhà phân tích cho biết, quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan từng tuyên bố Mỹ sẽ chiến thắng bất kỳ cuộc chiến nào trong không gian mà không nhận ra rằng cuộc xung đột như vậy sẽ “mãi mãi khiến nhân loại trở thành tù nhân trên Trái Đất”. Rất may, lời nói của ông chỉ là tuyên truyền.

    Ông Bruce Gagnon - điều phối viên của Mạng lưới toàn cầu chống vũ khí và năng lượng hạt nhân trong vũ trụ, đã nhắc lại những tuyên bố của phi hành gia Mỹ Edgar Mitchell, người thứ 6 đặt chân lên Mặt Trăng: "Cách đây nhiều năm, tôi đã tổ chức một cuộc biểu tình tại Trung tâm vũ trụ Kennedy của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) ở Florida và một trong những người phát ngôn là ông Mitchell. Ông ấy nói rằng nếu có một cuộc chiến trong không gian - đó sẽ là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng vì sẽ có rất nhiều rác vũ trụ sau khi các vệ tinh nổ tung”.

    Thậm chí, con người cũng không thể đưa tên lửa ra khỏi Trái Đất nữa vì nó không thể đi qua “bãi rác” ngập ngụa sau đó.

    Tuy nhiên, những lời của ông Shanahan "thực sự không mới" vì Washington đã nói về việc kiểm soát và thống trị không gian kể từ thời cựu Tổng thống Ronald Reagan trở lại vào những năm 1980, ông Gagnon nói với RT. "Mỹ coi không gian là một lĩnh vực chiến đấu khác. Họ có một khẩu hiệu gọi là 'sự thống trị toàn phổ' và điều đó có nghĩa là quân đội Mỹ nên kiểm soát được các cuộc xung đột ở mọi cấp độ - trên mặt đất, trên đại dương, trên không và bây giờ trong không gian", theo chuyên gia Gagnon.

    Bên cạnh đó, ông Gagnon cũng ca ngợi Nga và Trung Quốc vì nỗ lực kéo dài hàng thập kỷ của họ nhằm thúc đẩy ngăn chặn một cuộc chạy đua vũ trang ngoài vũ trụ (PAROS), nuối tiếc rằng "Mỹ và Israel đã ngăn chặn hiệp ước đó tại Liên Hợp Quốc".

    "Nga và Trung Quốc có quan điểm rằng: 'Hãy đóng cửa chuồng trước khi ngựa ra ngoài'. Tuy nhiên, Mỹ từ chối vì các tập đoàn vũ khí của họ cam kết kiếm được số tiền khổng lồ từ một cuộc chạy đua vũ trang mới trong không gian", ông Gagnon bổ sung.

    Trên thực tế, nếu chiến tranh không gian xảy ra, Trái Đất sẽ ngập trong rác vũ trụ. Ảnh minh hoạ: Getty

    Trong khi đó, chuyên gia quân sự của tạp chí Arsenal Otechestva (Nga), ông Andreassey Leonkov cho biết tuyên bố “dũng cảm” của ông Shanahan không có mục đích gì khác ngoài tuyên truyền. "Câu hỏi đặt ra là, chính xác thì Mỹ sẽ đạt được chiến thắng như thế nào?", ông Leonkov tự hỏi.

    Nhà phân tích nhắc lại rằng Cơ quan Dự án Nghiên cứu Tiên tiến Quốc phòng Mỹ (DARPA) đã xác định hướng đi trọng tâm trong việc phát triển công nghệ vũ trụ quân sự vào năm 2002 là phát triển máy bay đánh chặn không gian, loại bỏ tên lửa đạn đạo và tạo nền tảng vũ trụ với tia laser mạnh (có thể bằng năng lượng hạt nhân), bảo vệ lãnh thổ Mỹ và thiết kế các hệ thống đặc biệt để tấn công các mục tiêu trên Trái Đất bằng tên lửa không đối đất.

    Theo ông Leonkov, không có dự án nào trong số những dự án này của Mỹ gần với triển khai thực tế vào thời điểm này. Trong khi đó, không giống như Mỹ, Nga gần đây đã phát triển một hệ thống laser quân sự thực sự và sở hữu các công nghệ để đưa nó lên quỹ đạo. Thậm chí, Nga còn có lợi thế vì những kinh nghiệm của Liên Xô trong quá khứ.

    "Liên Xô đã sản xuất một số hệ thống quân sự không gian và thậm chí đã thử nghiệm chúng. Một trong số đó là tên lửa R-36ORB, có thể ở trên quỹ đạo như một vệ tinh và bắn trúng mục tiêu trên mặt đất từ ​​trung tâm điều khiển. Hệ thống này đã làm nhiệm vụ chiến đấu cho đến năm 1993. Nga cũng có trạm chiến đấu không gian Almaz có thể điều khiển tàu vũ trụ và tên lửa đạn đạo", ông Leonkov cho biết.

    Trung Quốc cũng là một đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ vì nước này đã có "hệ thống chống vệ tinh và chống tên lửa trên quỹ đạo", đồng thời tích cực phát triển chương trình không gian có người lái, ông Leonkov đánh giá.

    PHƯƠNG PHƯƠNG(Theo RT)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bao-nga-nhan-loai-se-bi-cam-tu-neu-nga-va-my-xay-ra-xung-dot-trong-khong-gian-a268549.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    NASA và hành trình 60 năm khám phá vũ trụ

    NASA và hành trình 60 năm khám phá vũ trụ

    Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đã đánh dấu kỷ niệm 60 năm khám phá vũ trụ vào năm 2018 và sẽ kỷ niệm 50 năm cuộc đổ bộ Mặt Trăng đầu tiên vào tháng 7 tới.