+Aa-
    Zalo

    Bật mí cách xử lý làn da bị cháy nắng tại nhà cho mùa hè sắp tới

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Một vấn đề mà chị em luôn băn khoăn vào mùa hè đó là cách khắc phục da bị cháy nắng. Chị em hãy tham khảo cách xử lý làn da bị cháy nắng tại nhà vô cùng đơn giản và hiệu quả sau.

    Da bị cháy nắng là hiện tượng da trở nên ửng đỏ và bỏng rát khi chạm vào do bị tổn thương bởi tia cực tím (tia UV) trong ánh nắng mặt trời, hoặc từ các nguồn ánh sáng nhân tạo khác gây nên.

    Khi bị cháy nắng nhẹ, làn da trở nên ửng đỏ, rát nhẹ và có cảm giác nóng khi chạm vào. Trong trường hợp nặng hơn, da có cảm giác bỏng rát, châm chích, sưng nề, thậm chí xuất hiện mụn nước, bọng nước hay phồng rộp da.

    da chay nang1
    Khi bị cháy nắng nhẹ, làn da trở nên ửng đỏ, rát nhẹ và có cảm giác nóng khi chạm vào.

    Làn da tiếp xúc với ánh nắng liên tục trong nhiều giờ sẽ làm tăng nguy cơ gặp nhiều tổn thương da khác như lão hóa, sạm nám, bong da và ung thư da.

    Nguyên nhân chính của cháy nắng là thiếu hụt melanin, một loại sắc tố mang lại màu sắc cho làn da và bảo vệ da chống lại ánh nắng mặt trời. Khi tiếp xúc với tia cực tím (UV), melanin bảo vệ da bằng cách làm sẫm màu da. Lượng melanin do cơ thể sản xuất được quy định bởi yếu tố di truyền. Đối với những người có ít sắc tố melanin, việc tiếp xúc với ánh nắng kéo dài không có các biện pháp bảo vệ có thể khiến các tế bào da bị sưng, đỏ và đau, gây ra tình trạng cháy nắng.

    Để xử lý tình trạng này, sau khi đi ngoài trời nắng, bạn cần ngâm tay trong nước mát hoặc để tay dưới vòi nước và cho chảy liên tục đến khi nào da cảm thấy dịu, không còn cảm giác nóng rát. Sau đó, bạn dùng khăn mềm lau khô da nhẹ nhàng, tránh ma sát mạnh làm tăng tổn thương da.

    Đồng thời, để thúc đẩy quá trình chữa lành da, bạn nên thoa sản phẩm chứa các thành phần có tính phục hồi và dưỡng ẩm như panthenol, hyaluronic axit, gel lô hội, kẽm oxit… Ngoài ra, bạn cần bổ sung nhiều nước, trái cây và rau củ để tăng cường phục hồi da từ bên trong.

    Tuy nhiên, khi tình trạng đau rát kéo dài kèm theo nổi nhiều mụn nước, bạn nên đến khám tại các cơ sở y khoa để được điều trị kịp thời.

    Bạn có thể ngăn ngừa cháy nắng và giảm nguy cơ bị tổn thương do ánh nắng mặt trời bằng các biện pháp sau:

    Tránh tắm nắng, đặc biệt là sau khi bạn dùng thuốc hoặc các loại kem dưỡng làm tăng độ nhạy cảm của da.

    Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều, khi tia UV mạnh nhất.

    Khi buộc phải tiếp xúc tia UV, nên sử dụng kính chống nắng có tác dụng lọc tia UV; mặc quần áo bảo hộ lao động như áo sơ mi dài tay, quần dài và mũ rộng vành.

    da chay nang2
    Thoa kem chống nắng đa dụng mỗi ngày để chống lại tia UVA và UVB.

    Thoa kem chống nắng đa dụng mỗi ngày để chống lại tia UVA và UVB. Thoa lại sau mỗi 90 phút khi ở ngoài trời và thường xuyên hơn sau khi bơi và đổ mồ hôi.

    Như Quỳnh (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bat-mi-cach-xu-ly-lan-da-bi-chay-nang-tai-nha-cho-mua-he-sap-toi-a570542.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan