+Aa-
    Zalo

    'Chim sắt' F-35 của Mỹ bốc cháy tại căn cứ không quân

    (ĐS&PL) - Một chiếc tiêm kích F-35 của quân đội Mỹ đã bị rơi ở phía cuối đường băng tại căn cứ quân sự ở bang Utah. Phi công đã kích hoạt ghế phóng.

    Ngày 19/10 (giờ địa phương), một máy bay chiến đấu F-35 đã lao xuống đường bang ở căn cứ không quân Hill tại bang Utah, Mỹ. Các lực lượng khẩn cấp đã có mặt tại hiện trường để ứng phó tình huống.

    Khi tai nạn xảy ra, kênh truyền hình địa phương KSL đã nhận được tin báo của một số nhân chứng về đám khói bốc lên từ căn cứ Hill.

    f-35-boc-chay-o-can-cu-khong-quan-my---vnexpress.mp4

    Video F-35 lao xuống đường băng, bốc cháy ở căn cứ không quân Mỹ. Nguồn: CNN

    “Lúc đó, tôi đang cắt cỏ và xem chiếc F-35 hạ cánh như thường lệ. Khi gần hạ cánh, một chiếc F-35 dường như mất động lực và lao nhanh xuống khu vực gần đường băng. Cột lửa bùng lên từ vị trí chiếc máy bay lao xuống", Scott Phillips - nhân chứng vụ tai nạn kể lại.

    Phi công đã kịp thoát khỏi buồng lái, được cứu hộ và đưa đến trung tâm y tế để theo dõi. Ông Brock Thurgood, cư dân sống ở Nam Weber gần căn cứ, cho biết phi công đã sử dụng ghế phóng thoát hiểm và đáp xuống gần khu vực nhà ông sau khi bay ra. “Phi công cố gắng điều chỉnh máy bay để tránh va vào bất kỳ ngôi nhà nào trong khu vực”, ông Brock nói.

    Hiện chưa rõ nguyên nhân khiến chiến đấu cơ gặp nạn.

    Hill Air Force Base là căn cứ của Bộ Tư lệnh Không quân Mỹ, lớn thứ hai trong lực lượng không quân về quy mô và số lượng quân nhân. Hiện có 21.938 người làm việc tại căn cứ, gồm 5.014 quân nhân, 14.263 nhân viên dân sự và 1.600 nhân viên hợp đồng.

    may bay f 35 roi o can cu khong quan my dspl
    Tiêm kích F-35. Ảnh: Getty

    F-35A là phiên bản tiêm kích tàng hình được phát triển cho không quân Mỹ và các nước đồng minh. Đây là biến thể nhỏ và nhẹ nhất trong dòng F-35, có khả năng cơ động cao hơn nhiều so với mẫu F-35B thủy quân lục chiến và F-35C hải quân.

    Nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng nhất của F-35 là thiết lập ưu thế trên không và thống trị trên không. Khi thực hiện các nhiệm vụ trong vùng trời không được kiểm tra, khả năng tàng hình không có giá trị bằng hỏa lực.

    Một khi đạt được ưu thế trên không, F-35 cũng có thể mang theo đầy đủ tên lửa và bom để tấn công các cơ sở của đối phương và các mục tiêu mặt đất khác. Đối với các nhiệm vụ không đối đất ở chế độ quái thú, F-35 mang theo 2 tên lửa ngoài tầm nhìn AIM-120 AMRAAM, tên lửa không đối không tầm trung, 2 tên lửa AIM-9X Sidewinder, 6 Đạn Tấn công Trực tiếp Liên hợp 900 kg (còn được gọi là bom dẫn đường chính xác JDAM) v à pháo 25mm bên trong.

    Các chiến đấu cơ F-35 trong biên chế không quân Mỹ từng nhiều lần gặp sự cố với càng đáp. Hồi tháng 1, một chiếc F-35C gặp nạn khi hạ cánh trên tàu sân bay Carl Vinson đang diễn tập ở Biển Đông, buộc phi công phóng ghế thoát hiểm. Tháng 6/2020, một chiếc F-35A thuộc FW 388 sập càng ở căn cứ Hill, khiến phần mũi với nhiều cảm biến bị đập mạnh xuống đường lăn.

    Mộc Miên (Theo CNN)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/chim-sat-f-35-cua-my-boc-chay-tai-can-cu-khong-quan-a554796.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan