+Aa-
    Zalo

    Chùa Bồ Đề không được phép nhận nuôi trẻ bị bỏ rơi

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Xét về phương diện pháp lý thì việc nhận nuôi trẻ bị bỏ rơi, đăng ký nuôi con nuôi của chùa Bồ Đề là không đúng pháp luật, không phù hợp với Luật Nuôi con nuôi.

    (ĐSPL) - Xét về phương diện pháp lý thì việc nhận nuôi trẻ bị bỏ rơi, đăng ký nuôi con nuôi của  chùa Bồ Đề là không đúng pháp luật, không phù hợp với Luật Nuôi con nuôi.

    Như báo Đời sống và Pháp luật đã phản ánh, Chùa Bồ Đề (Long Biên, Hà Nội)- nơi từng được mệnh danh là "thiên đường" của những "mầm sống bị bỏ rơi" đang chao đảo trước nghi vấn của dư luận: kênh trung gian mua bán trẻ mồ côi.

    Có nguồn tin cho biết, mỗi đứa trẻ được đưa vào chùa Bồ Đề, người môi giới sẽ nhận được 5-7 triệu đồng tiền "lại quả" (?) Cũng có thông tin rỉ tai, nếu đứa trẻ này được nhận làm con nuôi, nhà chùa sẽ được "cung tiến" vài chục đến hàng trăm triệu đồng từ cha mẹ nuôi chúng (?!).

     
    Tuy nhiên, làm việc với phóng viên báo Đời sống và Pháp luật, cả chính quyền phường Bồ Đề và sư trụ trì Thích Đàm Lan đều phủ nhận những thông tin trên. Sư thầy Thích Đàm Lan còn khẳng định, nếu làm sai sẵn sàng đi tù.
    Xung quanh vấn đề này, báo Đời sống và Pháp luật ghi nhận ý kiến của một số luật sư, phân tích dưới góc độ pháp lý.
    Sư tru trì Chùa Bồ Đề:Không được nhận và nuôi trẻ em trong chùa
    Luật sư Vũ Văn Lợi

    Luật sư Vũ Văn Lợi, Giám đốc Công ty Luật Hòa Lợi (Đoàn Luật sư TP Hà Nội):

    Nhận quá nhiều trẻ em vào nuôi là sai luật

    Trong xã hội hiện nay rất nhiều các nhà chùa thường hay làm việc thiện như cưu mang, cứu vớt tinh thần và thể xác những người gần như tuyệt vọng, gặp khó khăn với quan niệm từ, bi, hỷ, xả. Do vậy một thực tế diễn ra là rất nhiều người có hoàn cảnh khó khăn đã đến xin nương nhờ cửa phật hay hoàn cảnh gia đình tan vỡ, con bị các bệnh bẩm sinh, có con ngoài ý muốn cũng mang đến chùa gửi hay bỏ ngoài cổng chùa là nhà chùa nhận vào là một hành động hết sức nhân đạo.

    Nhưng đây là cái khó của nhà chùa, chính vì vậy cần phải đòi hỏi ở nhà chùa, chính quyền địa phương nơi đó thực thi đúng pháp luật quy định khi có sự việc xảy ra.

    Việc liên quan đến những thông tin phản ánh Chùa Bồ Đề buôn bán con nuôi. Ở đây chúng ta có thể xét trên hai khía cạnh là nhà chùa có được phép nhận trẻ con để nuôi không và pháp luật quy định về việc này như thế nào.  

    Trước hết chúng ta có thể hiểu Chùa Bồ Đề nhận quá nhiều trẻ em vào chùa nuôi như vậy là không đúng vì trong Luật Nuôi con nôi và Luật Hôn nhân và Gia đình quy định rất rõ về việc này.

    Thứ nhất là thực hiện việc nhận và nuôi trẻ như vậy không đảm bảo đúng mục đích nuôi con nuôi vì nuôi con nuôi là nhằm xác lập lâu dài mối quan hệ cha - mẹ và con; giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi.

    Thứ hai là sư Trụ trì Chùa không có tài sản riêng và không đủ điều kiện thực tế để nuôi dưỡng trẻ em. Việc giáo dục, nhất là giáo dục của nhà chùa đối với trẻ có thể ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển về giới tính hoặc tâm lý đối với trẻ nên nuối trẻ trong một môi trường như thế nào cũng cần phải xem xét. Hiện tại với số lượng trẻ em, phụ nữ, người già mà Chùa Bồ Đề đang nuôi là quá tải, không đảm bảo về cơ sở, vật chất cho tất các các đối tượng.

    Thứ ba là pháp luật chỉ cho phép đăng ký nuôi con nuôi giữa cá nhân với cá nhân; vì vậy trường hợp nhà chùa đứng tên nhận con nuôi như biên bản bàn giao con nuôi giữa Bệnh viện Phụ sản tỉnh Nam Định và ni sư Thích Đàm Lan mà báo đăng lên là không đúng.

    Như vậy việc sư trụ trì nhà chùa nhận nuôi con nuôi là không đúng theo tinh thần pháp luật cũng như không đảm bảo cho trẻ phát triển bình thường về thể chất cũng như vấn đề tâm sinh lý.

    Khoản 1,  Điều 22 quy định  đăng ký việc nuôi con nuôi:Khi xét thấy người nhận con nuôi và người được giới thiệu làm con nuôi có đủ điều kiện theo quy định của Luật này thì Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức đăng ký nuôi con nuôi, trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng, tổ chức giao nhận con nuôi và ghi vào sổ hộ tịch trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày có ý kiến đồng ý”.

    Đối với trường hợp nhận nuôi trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi, trẻ có hoàn cảnh đặc biệt thông qua việc thành lập cơ sở bảo trợ xã hội, theo quy định tại Nghị định số 68/2008/NĐ-CP và Nghị định số 81/2012/NĐ-CP: Nơi nào nuôi dưỡng từ 10 trẻ trở lên buộc phải thành lập cơ sở bảo trợ xã hội. Nhà chùa hoặc sư trụ trì chỉ có thể tiếp nhận trẻ em vào chăm sóc nuôi dưỡng khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện thành lập của một cơ sở bảo trợ xã hội theo quy định.

    Trong trường hợp này Ủy ban nhân dân nên giải thích để nhà Chùa hiểu rằng quan hệ giữa nhà chùa và trẻ em là quan hệ giám hộ. Nhà Chùa không được phép đăng ký nhận con nuôi đối với trẻ em được nuôi dưỡng tại Chùa.

    Sư tru trì Chùa Bồ Đề:Không được nhận và nuôi trẻ em trong chùa
    Luật sư Hoàng Tùng.

    Luật sư Hoàng Tùng, Trưởng văn phòng Luật sư Trung Hòa (Đoàn luật sư TP Hà Nội):

    Phải thông qua các cơ sở bảo trợ xã hội

    Sự việc xảy ra ở Chùa Bồ Đề nếu đúng như những gì báo chí nêu thì đây là một điều đáng tiếc.

    Theo quy định của pháp luật trong Khoản 1, Điều 2, Nghị định số 19/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi thì sư trụ trì và nhà chùa không được phép nhận con nuôi và không thực hiện theo những quy định như sau:

    Đối với việc nuôi con nuôi trong nước, thì Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi.

    Trường hợp cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi; cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi hoặc có sự thỏa thuận giữa người nhận con nuôi với cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của trẻ em được nhận làm con nuôi, thì Ủy ban nhân dân cấp xã thường trú của người nhận con nuôi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi.

    Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi chưa chuyển vào cơ sở nuôi dưỡng được nhận làm con nuôi, thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi lập biên bản xác nhận tình trạng trẻ em bị bỏ rơi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi; trường hợp trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng được nhận làm con nuôi, thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có trụ sở của cơ sở nuôi dưỡng thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi.

    Thực tế hiện nay nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân hỗ trợ nhân đạo cho việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt như việc nhận trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi, trẻ có hoàn cảnh đặc biệt làm con nuôi.

    Tuy nhiên, các hoạt động đó phải hợp pháp, thông qua các cơ sở bảo trợ xã hội, quá trình tiến hành hoạt động giao nhận con nuôi phải bảo đảm đúng trình tự thủ tục theo quy định pháp luật.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/chua-bo-de-khong-duoc-phep-nhan-nuoi-tre-bi-bo-roi-a44041.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan