+Aa-
    Zalo

    Đã đến lúc giải quyết ổn thỏa cuộc khủng hoảng Ukraine

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Đã đến lúc phải giải quyết ổn thỏa cuộc khủng hoảng Ukraine vì thế giới còn phải đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng tầm cỡ toàn cầu khác.

    (ĐSPL) - Đã đến lúc phải giải quyết ổn thỏa cuộc khủng hoảng Ukraine vì thế giới còn phải đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng tầm cỡ toàn cầu khác.
    Đã đến lúc giải quyết ổn thỏa cuộc khủng hoảng Ukraina

    Đã đến lúc Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (trái) bắt tay với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov (phải) về vấn đề Ukraine.

    Đó chính là ý kiến của giáo sư Jack Matlock – cựu đại  Mỹ tại Liên Xô và hiện đang giảng dạy tại ĐH Princeton - trong một bài viết đăng trên tạp chí The National Interest của Mỹ.
    Trong cuộc phỏng vấn với Thomas Friedman ngày 8/8,  Tổng thống Obama đã đưa ra lời giải thích thuyết phục về lý do tại sao Mỹ không thể tạo ra một chính phủ hiệu quả ở Iraq: "Chúng ta không thể làm cho họ (người Iraq) những gì mà họ không sẵn sàng để làm cho bản thân".
    Theo giáo sư Jack Matlock, Tổng thống Obama đã nhận thức được cái điều cốt lõi không chỉ ở Iraq mà còn ở nhiều điểm nóng khác trên thế giới, đặc biệt là ở Ukraine. Qua đó, các nhà hoạch định chính sách Mỹ cũng cần phải lưu ý hơn đến các “cường quốc khu vực” (Tổng thống Obama từng gọi Nga là cường quốc khu vực)  và lợi ích của các cường quốc đó.
    Theo luật pháp quốc tế, cả Nga lẫn Mỹ đều không có quyền tham gia vào việc lựa chọn một chính phủ Ukraine. Tuy nhiên, Nga bị ảnh hưởng nhiều hơn Mỹ bởi việc thành lập một chính phủ Ukraine và cũng có khả năng lớn hơn nhiều trong việc gây  ảnh hưởng đến những gì xảy ra trên thực địa. Washington vốn có truyền thống phản đối bất kỳ liên minh quân sự nước ngoài tại sân sau của Mỹ - thường được xác định là toàn bộ Tây bán cầu -  và trong thực tế, phương Tây thường dành cho mình cái quyền tiến hành bất kỳ hành động nào được cho là cần thiết để đảm bảo an ninh, nếu nhận thấy có mối đe dọa tiềm năng. Một chính phủ sẽ vi phạm các nguyên tắc của "luật pháp quốc tế", nếu chính phủ này thấy cần phải ngăn chặn thế lực nước ngoài thù địch kiểm soát hiệu quả một quốc gia láng giềng.
    Nếu muốn giảm áp lực kinh tế và sức ép quân sự của Nga đối với Ukraine cũng như xu hướng ly khai ở miền đông nước này, Washington phải làm hết sức mình để giảm bớt sự nghi ngờ của Nga rằng Mỹ và các đồng minh Châu Âu đang âm mưu lôi kéo Ukraine ra khỏi phạm vi ảnh hưởng của Má xcơva và biến nước này thành một mắt xích trong sợi dây thòng lọng nhằm kiềm chế và cuối cùng “chinh phục” nước Nga.
    Trên thực tế, hành động của các quan chức Mỹ kể từ khi bắt đầu xảy ra các cuộc biểu tình trên Quảng trường Maidan ở Kiev xem ra chỉ làm gia tăng, chứ không hề xoa dịu, sự nghi ngờ của người Nga.
    Bạn bè phương Tây của Kiev không thể cung cấp một sự đại diện chính trị ở miền đông Ukraine và Kiev cũng không có khả năng làm điều này khi chiến sự vẫn tiếp diễn ở các tỉnh  Donetsk và Lugansk. Sẽ là sai lầm khi cho rằng chính phủ Kiev có thể thống nhất đất nước bằng một chiến thắng quân sự. Ngay cả trong trường hợp Nga cho phép quân đội Ukraine giành chiến thắng quân sự (một khả năng đã bị thực tế bác bỏ), chính phủ ở Kiev sẽ vẫn phải đối mặt với “một căn bệnh ung thư” đang di căn chứ không hề có các cơ quan chức năng khỏe mạnh trong cơ thể chính trị Ukraine.
    Thế giới hiện chưa rơi vào một cuộc Chiến tranh lạnh mới, nhưng những tuyên bố, những đòi hỏi và đe dọa của một số vị lãnh đạo chính trị  đã giúp tái tạo phần lớn bầu không khí đó. Khi các nhà lãnh đạo kiểm soát phương tiện truyền thông của đất nước, họ không gặp nhiều khó khăn trong việc thuyết phục đại đa số  dân chúng rằng hành động của họ  là cần thiết để bảo vệ sự an ninh và danh dự của đất nước.
    Theo giáo sư Jack Matlock, chính phủ ở Kiev phải hiểu rằng chính phủ này không thể nào đạt được sự thống nhất dân tộc bằng cách áp đặt ý muốn của một phần của đất nước lên phần còn lại. Cần phải thuyết phục được người Nga rằng việc chấm dứt hỗ trợ cho cuộc nổi dậy ở miền đông Ukraine là nằm trong lợi ích của chính họ. Liên minh Châu Âu (EU) cũng cần phải hiểu rằng mọi dàn xếp của EU với Kiev chỉ có thể thành công, nếu Ukraine có một chính phủ đoàn kết dân tộc.
    Giải quyết các vấn đề của Ukraine trong khi chiến sự vẫn tiếp diễn ở miền đông là điều không tưởng. Do đó, nỗ lực chấm dứt chiến sự và đáp ứng nhu cầu nhân đạo của người dân bị mắc kẹt ở miền đông Ukraine phải là ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán để đạt được giải pháp tổng thể phải được tiến hành để có được một lệnh ngừng bắn lâu dài.  
    Giải pháp tổng thế đó phải bao gồm:  (1) một bản hiến pháp qui định chia sẻ quyền lực trong ban lãnh đạo chính trị Ukraine nhằm ngăn chặn sự thống trị của một bộ phận của đất nước lên bộ phận khác; (2) phải có một cấu trúc liên bang trong chức năng, nếu không nhất thiết phải thành lập liên bang; (3) chấp nhận tiếng Nga là ngôn ngữ chính thức cùng với tiếng Ukraine ở những khu vực có số lượng đáng kể người Nga sinh sống và (4) có một sự đảm bảo đáng tin cậy rằng Ukraine sẽ không gia nhập  một liên minh quân sự nào thù địch với Nga.
    Giáo sư Jack Matlock kết luận: Do những thách thức an ninh ở  những nơi khác đang đe dọa  Nga, Mỹ và các nước thuộc Liên minh Châu Âu, tất cả các cường quốc bên ngoài có quyền lợi trong việc tạo nên một sự đồng thuận quốc gia ở Ukraine. Đã đến lúc phải chấm dứt chiến thuật đe dọa của thời Chiến tranh lạnh tập trung giúp người Ukraine làm cho họ cái điều duy nhất họ mà có thể làm là thành lập được một chính phủ đoàn kết dân tộc.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/da-den-luc-giai-quyet-on-thoa-cuoc-khung-hoang-ukraine-a48616.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan