+Aa-
    Zalo

    Điểm mặt vũ khí “khủng” của Nga ở Crimea

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – Sau khi sáp nhập Crimea, Nga đã triển khai hàng loạt vũ khí “khủng” trên bán đảo này.

    (ĐSPL) – Sau khi sáp nhập Crimea, Nga đã triển khai hàng loạt vũ khí “khủng” trên bán đảo này.
    Có tin nói Nga đã đưa vào bán đảo Crimea nhiều xe tăng T-72, tên lửa phòng không S-300, hệthống pháo-tên lửa Pantsir-S1, hệ thống  tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion-P.

     Nga đã đưa nhiều xe tăng T-72 cải tiến vào bán đảo Crimea

    Dự kiến, Nga sẽ triển khai nhiều máy bay chiến đấu hiện đại trên bán đảo Crimeal, trong đó có một trung đoàn máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3.
    Xe tăng T-72
     
    T-72 nhanh chóng trở thành xe tăng chủ lực trong Quân đội Liên Xô những năm 1970 và là niềm tự hào của Lực lượng tăng thiết giáp Xô viết. Các phiên bản hiện đại hóa của T-72 là T-72BM Rogatka và T-90 được đánh giá là một trong những loại xe tăng hiện đại nhất thế giới.
    T-72 tham gia rất nhiều cuộc chiến tranh ở châu Âu và trên thế giới như: Chiến tranh Chechnya 1 và 2, Chiến tranh Kosovo, Chiến tranh Vùng Vịnh.
    Tên lửa phòng không S-300
     
    Hệ thống S-300 được coi là một trong những hệ thống tên lửa phòng không chủ lực, với nhiều thông số vượt trội.  Radar của nó có khả năng đồng thời theo dõi 100 mục tiêu và bám sát chặt 12 trong số đó. Radar của các phiên bản S-300PMU1/2 có thể theo dõi đến 300 mục tiêu và bám sát chặt 72 trong số đó.
    Một phiên bản phát triển của S-300 là S-400 đã đi vào phục vụ trong quân đội Nga vào năm 2004. Có tin nói, S-400 được trang bị với cùng loại radar chống tàng hình.
     Hệ thống pháo-tên lửa Pantsir-S1
     
    Hệ thống pháo-tên lửa Pantsir-S1 (NATO gọi là SA-22 Greyhound) có thể tiêu diệt các mục tiêu tầm ngắn và tầm trung. Tổ hợp này có thể được đặt trên khung gầm xe bánh xích hoặc bánh lốp hoặc đặt trên các bệ, trụ cố định.
    Tổ hợp phòng không này gồm các khẩu pháo phòng không tự động và các tên lửa đất đối không, cùng với radar hoặc thiết bị quang học theo dõi mục tiêu và đài chỉ huy vô tuyến. Hiện tại đây được xem là tổ hợp pháo phòng không kết hợp với tên lửa bán chạy nhất thế giới và không có đối thủ trên thị trường vũ khí.
    Tổ hợp tên lửa-pháo phòng không này được sử dụng để bảo vệ các khu vực mục tiêu trọng yếu, các điểm dân cư, đội hình đơn vị chiến đấu đang cơ động lên tới cỡ trung đoàn hoặc các tổ hợp phòng không khác như S-300/S-400. Các mục tiêu trên không mà tổ hợp này có thể tiêu diệt là các loại máy bay, trực thăng, máy bay không người lái, tên lửa hành trình và vũ khí dẫn đường chính xác không đối đất.
    Tổ hợp này có tầm bắn tối đa là 20 km và đạt trần bắn là 15 km ngay cả khi hệ thống đang di chuyển. Theo tuyên bố của nhà sản xuất KBP, tổ hợp này có thể tiêu diệt được cả máy bay tàng hình.
    Hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion-P
     
    Bastion-P (ký hiệu của Nga: K-300P, ký hiệu của NATO: SSC-5) là hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển di động do Nga phát triển và chế tạo. K-300P được trang bị tên lửa siêu thanh chống hạm P-800 Yakhont.
    Tên lửa của Bastion-P có 2 loại hành trình bay cơ bản: Loại thứ nhất là hành trình bay tầm thấp có tầm bắn xa khoảng 120 km, loại thứ hai là hành trình bay cao thấp hỗn hợp có tầm bắn xa khoảng 300 km. Khi sử dụng hành trình bay cao thấp hỗn hợp, Bastion-P có thể đạt được độ cao 14 km, nhưng đến giai đoạn tấn công mục tiêu thì nó có thể hạ xuống độ cao 9-15m. Tốc độ của Bastion-P ở tầm cao là 780 m/s còn ở tầm thấp là 680 m/s. Loại tên lửa này được được dẫn đường bởi hệ thống dẫn đường quán tính. Sau khi nhận được phần tử bắn từ hệ thống trinh sát, điều khiển của tổ hợp, tên lửa sẽ tự động tiêu diệt mục tiêu trong phạm vi 50 km.
    K-300P bastion P là hệ thống tên lửa mới, hiện đại bậc nhất thế giới.
    Máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3
     
    Ngoài việc hiện đại hóa lực lượng không quân ở Crimea bằng các máy bay Su-27, Tu-142, IL-38, trực thăng Ka-27 và Ka-29, quân đội Nga có kế hoạch đưa trung đoàn máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3 đến  căn cứ không quân Gvardeyskyi.
    Máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3 (mà NATO gọi là Backfire) là máy bay “cánh cụp cánh xòe”, có tầm tác chiến khoảng 2.400km.
    Vũ khí chính của Tu-22M3 có tên lửa có cánh Kh-22, tầm bắn 500km đạt tốc độ 4.000 km/giờ (có thể mang đầu đạn hạt nhân và tấn công tàu chiến) và tên lửa Kh-15 tầm bắn 250km tốc độ 6.000 km/giờ (cũng có thể mang vũ khí hạt nhân).
    Nga hiện đang phát triển tên lửa Kh-32, dự kiến có tầm bắn 1.000km với độ chính xác cao. Vào năm 2020, 30 chiếc Tu-22M3 sẽ được nâng cấp thành Tu-22M3M và trang bị tên lửa Kh-32.
    Quyết định triển khai Tu-22M3 ở Crimea làm tăng đáng kể sức mạnh của quân đội Nga và biến bán đảo này thành “tàu sân bay không thể đánh chìm”.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/diem-mat-vu-khi-khung-cua-nga-o-crimea-a28316.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan