+Aa-
    Zalo

    Điện thoại đang dùng bỗng bị “đơ”, người phụ nữ “chết đứng” vì sự việc xảy ra sau đó

    (ĐS&PL) - Người phụ nữ muốn bán trực tuyến các đồ dùng nhà bếp đã qua sử dụng, không ngờ lại rơi vào bẫy của đối tượng lừa đảo.

    Straits Times đưa tin ngày 23/9, bà Madam Abdul (68 tuổi) nhìn thấy quảng cáo trên Facebook của công ty tái chế E-Recycle về việc muốn mua đồ nội thất và đồ điện tử đã qua sử dụng. Mức giá chỉ từ 30 - 100 SGD (khoảng 538.000 đồng 1,7 triệu đồng) - cho mỗi món đồ và lấy hàng miễn phí đã thu hút người phụ nữ.

    Với hy vọng bán được một số thiết bị nhà bếp đã qua sử dụng, bao gồm bộ nồi hấp và vỉ nướng, bà liên hệ với người mua thông qua ứng dụng Messenger. Sau đó, người này nhắn tin cho bà qua WhatsApp và cả hai trao đổi đến tận đêm khuya.

    Hôm sau, người phụ nữ tiếp tục trao đổi với người mua qua điện thoại, hỏi xem anh ta có muốn mua chiếc vali da của bà hay không. Trong lúc trò chuyện, người mua cho biết đã chuyển 50 SGD (gần 900.000 đồng) cho bà qua PayNow, số tiền còn lại sẽ được thanh toán sau khi họ đến lấy và định giá các món đồ.

    Theo yêu cầu của người mua, bà mở ứng dụng ngân hàng trực tuyến để kiểm tra nhưng chưa thấy khoản thanh toán. Do nghĩ sẽ cần một chút thời gian để tiền về tài khoản nên bà không mấy để tâm.

    dien thoai dang dung bong bi do nguoi phu nu chet dung vi su viec xay ra sau do
    Người phụ nữ liên hệ với người mua thông qua ứng dụng Messenger vì muốn một số thiết bị nhà bếp đã qua sử dụng. Ảnh: Straits Times

    Với ứng dụng ngân hàng trực tuyến vẫn chạy ẩn trong điện thoại, bà tiếp tục được hướng dẫn tải xuống ứng dụng của bên thứ ba có tên I-Recovery để liệt kê các vật phẩm muốn bán cho nhân viên lấy hàng.

    Trong lúc đang trao đổi, bà Abdul nhận được một cuộc gọi khác nên muốn cúp máy để trả lời. Lúc này, màn hình điện thoại của bà bắt đầu nhấp nháy, bà cố gắng từ chối cuộc gọi nhưng tất cả các phím trên màn hình cảm ứng đều không phản hồi.

    Cố gỡ ứng dụng vừa cài đặt cũng không được, bà hoảng hốt hỏi người mua nhưng anh ta nói rằng điện thoại của bà bị lỗi. Nghe vậy, người phụ nữ sinh nghi vì điện thoại hoàn toàn không gặp trục trặc nào trước cuộc gọi với anh ta.

    “Tôi hỏi anh ta rằng anh ta có phải kẻ lừa đảo không. Anh ta khẳng định không phải và bảo đừng xúc phạm anh ta bằng cách so sánh mình với những đối tượng trong vụ lừa đảo bánh trung thu”, bà Abdul nhớ lại.

    Ngay cả khi người mua nói vậy, bà Abdul vẫn cảm thấy có điều gì đó bất ổn nên đã kể lại đầu đuôi câu chuyện cho bạn cùng phòng. Người bạn khuyên bà nên tắt điện thoại ngay rồi gọi cho ngân hàng.

    XEM THÊM: Người đàn ông tưởng nhặt được đồng nát, chuyên gia xem xong tiết lộ điều gây sốc

    Qua kiểm tra, nhân viên ngân hàng thông báo các đối tượng lừa đảo đã tăng hạn mức giao dịch của bà, vốn được đặt ở mức 3.000 SGD (khoảng 53,8 triệu đồng). Tiếp đó, họ chuyển tiền 2 lần từ tài khoản tiết kiệm của bà, lần đầu khoảng 68.500 SGD (khoảng 1,2 tỷ đồng), còn lần 2 là 4.000 SGD (khoảng 71,7 triệu đồng).

    Bà Abdul tâm sự: “Khi biết tin mất gần 90% tiền tiết kiệm, tôi khóc không ra nước mắt. Đó là số tiền tôi tiết kiệm trong hơn 40 năm. Tôi biết về những trò lừa đảo nhưng vẫn bị lừa. Tôi cảm thấy bản thân thật ngu ngốc, vô cùng chán nản”.

    Được biết, đó là số tiền bà dành dụm để nghỉ hưu, chi trả cho bảo hiểm và các chi phí y tế. Anh Hakim (43 tuổi, con trai bà Abdul) cho biết anh rất đau lòng khi mẹ mình bị lừa, cũng hiểu rằng bất cứ ai đều có thể trở thành “con mồi” của đối tượng lừa đảo.

    “Chúng tôi đã đọc tin tức về những trò lừa đảo như vậy nhưng không nhận ra mối đe dọa đang ở rất gần mình. Đó có lẽ là một chiêu trò lừa đảo mới và mẹ tôi không biết về nó”, anh Hakim chia sẻ.

    dien thoai dang dung bong bi do nguoi phu nu chet dung vi su viec xay ra sau do 2
    Rơi vào bẫy "lừa đảo qua mạng", người phụ nữ mất gần 90% tiền tiết kiệm. Ảnh minh họa

    Sau sự việc nói trên, bà Abdul đã nhờ ngân hàng đóng băng tài khoản và cấp thẻ ATM mới, thay điện thoại mới, đồng thời trình báo cảnh sát vào 24/9. Phía cảnh sát xác nhận đã nhận được báo cáo về vụ việc, hiện đang tiến hành điều tra.

    Theo thông tin trên Straits Times, trong nửa đầu năm 2023, hơn 750 người đã trở thành nạn nhân của đối tượng lừa đảo, bị mất ít nhất 10 triệu USD do các giao dịch ngân hàng trái phép được thực hiện bởi phần mềm độc hại khiến điện thoại nạn nhân khởi động lại.

    Gần đây cũng xảy ra một loạt vụ lừa đảo, trong đó các đối tượng giả danh người bán hàng hướng dẫn người mua nhấp vào liên kết để tải xuống ứng dụng của bên thứ 3. Người mua làm theo mà không biết đang cài phần mềm độc hại, cho phép đối tượng lừa đảo điều khiển điện thoại của họ từ xa và rút sạch tiền trong tài khoản ngân hàng.

    Trước tình hình các mối đe dọa đối với bảo mật điện thoại di động ngày càng nhiều, Cơ quan An ninh mạng Singapore đã công bố danh sách các ứng dụng chống virus được đề xuất, với các tính năng như phát hiện phần mềm độc hại và “tấn công giả mạo” (một hình thức tấn công mạng).

    Đinh Kim (Theo Straits Times)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/dien-thoai-dang-dung-bong-bi-do-nguoi-phu-nu-chet-dung-vi-su-viec-xay-ra-sau-do-a594911.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan