+Aa-
    Zalo

    Giữa lùm xùm nợ lương, CEO BKAV Nguyễn Tử Quảng góp vốn thành lập thêm công ty

    (ĐS&PL) - Ông Nguyễn Tử Quảng nắm giữ 98% cổ phần tại Công ty cổ phần BkavGPT. Doanh nghiệp được thành lập vào tháng 1/2024, cùng thời điểm một trong số các công ty con của Bkav bị người lao động tố cáo về tình trạng nợ lương.

    Công ty Cổ phần BkavGPT được thành lập vào 22/1/2024. Doanh nghiệp có trụ sở tại Hà Nội, đăng ký 25 ngành nghề, trong đó hoạt động chính là ngành mảng xuất bản phần mềm (trừ xuất bản phẩm). BkavGPT có vốn điều lệ 1 tỷ đồng, trong đó ông Nguyễn Tử Quảng nắm 98% cổ phần. Số cổ phần còn lại thuộc về ông Nguyễn Tử Hoàng (1%) và ông Nguyễn Tử Quang (1%).

    Đại diện pháp luật kiêm Tổng Giám đốc của BKAVGPT là ông Trần Nhân Anh (sinh năm 1987, thường trú tại Hải Phòng).

    giua lum xum no luong ceo bkav nguyen tu quang gop von thanh lap them cong ty 2
    Thông tin về Công ty cổ phần BkavGPT. Ảnh: Tạp chí Đầu tư tài chính

    Tên công ty mới của của ông Nguyễn Tử Quảng có đuôi “GPT” khiến nhiều người thắc mắc việc BKAVGPT ra đời là nhằm đánh dấu sự gia nhập thị trường mô hình chatbot AI, cạnh tranh cùng ChatGPT của OpenAI. Điều này hoàn toàn có cơ sở, khi ông Quảng cũng từng nhiều lần thể hiện quan điểm của mình về AI và ChatGPT nói riêng trên trang Facebook cá nhân vào đầu năm 2023.

    Đáng chú ý, theo tạp chí Đầu tư tài chính, BkavGPT được thành lập giữa thời điểm Công ty cổ phần Điện tử BHS - một trong số các công ty con của Bkav bị người lao động tố cáo về tình trạng nợ lương. 

    Công ty cổ phần Điện tử BHS được Bkav công bố vào tháng 5/2022. Doanh nghiệp này chuyên cung cấp dịch vụ nghiên cứu, phát triển và sản xuất sản phẩm điện tử, định hướng hoạt động như một nhà sản xuất ODM.

    Tháng 10/2022, trên mạng xã hội Facebook, đích thân CEO Bkav Nguyễn Tử Quảng đã kêu gọi góp vốn cho BHS với lãi suất 10%/năm. Sau 3 năm, nhà đầu tư được nhận lại tiền gốc và nhận thêm tiền mặt bằng số tiền gốc.

    Thời điểm đó, ông Quảng cho biết định mức đầu tư là 100 triệu đồng, theo hình thức ký hợp đồng hợp tác kinh doanh. Ví dụ, nhà đầu tư góp 100 triệu đồng cho Bkav thực hiện kinh doanh. Mỗi năm, khách hàng sẽ nhận 10% của 100 triệu đồng là 10 triệu đồng. Số tiền được chia theo 12 tháng và chuyển trước ngày 10 tháng sau. Ngoài ra, đến hết 3 năm, nhà đầu tư nhận lại 100 triệu gốc và thêm 100 triệu đồng. Tổng cộng, người này nhận 230 triệu đồng sau 3 năm góp 100 triệu đồng cho Bkav.

    Liên quan đến Bkav, trong báo cáo tài chính riêng lẻ quý IV/2023 của Công ty cổ phần Chứng khoán VNDirect (HoSE: VND), công bố hồi tháng 1/2023, công ty chứng khoán này bất ngờ phát sinh khoản phải thu khó đòi hơn 31,5 tỷ đồng (tại ngày 31/12/2023) đối với khách hàng là Công ty cổ phần Phần mềm diệt virus BKAV (Bkav Pro).

    Tại thời điểm cuối năm 2023, VNDirect đang phải trích lập dự phòng hơn 22 tỷ đồng đối với khoản phải thu khó đòi hàng chục tỷ này đối với Bkav Pro.

    Bkav Pro thành lập ngày 12/3/2019 với số vốn đăng ký 120 tỷ đồng. Đây được xem là một pháp nhân lõi trong hệ sinh thái Bkav của ông Nguyễn Tử Quảng (sinh năm 1975). Vị doanh nhân này đang đảm nhận vai trò tổng giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật của Bkav Pro.

    Vân Anh(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/giua-lum-xum-no-luong-ceo-bkav-nguyen-tu-quang-gop-von-thanh-lap-them-cong-ty-a612536.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan