+Aa-
    Zalo

    Hé lộ số tiền "khủng" mà nhạc sĩ Lam Phương nhận được từ ca khúc Thành phố buồn

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Ca khúc Thành phố buồn của nhạc sĩ Lam Phương dù đã có tuổi đời gần nửa thế kỷ nhưng vẫn tiếp tục được các ca sĩ biểu diễn, thính giả yêu thích.

    Ca khúc Thành phố buồn của nhạc sĩ Lam Phương dù đã có tuổi đời gần nửa thế kỷ nhưng vẫn tiếp tục được các ca sĩ biểu diễn, thính giả yêu thích.

    Nhạc sĩ Lam Phương thời trẻ. Ảnh: Tri thức trực tuyến

    Nhạc sĩ Lam Phương là một nhạc sĩ tiêu biểu của tân nhạc miền Nam Việt Nam. Ông đã để lại hơn 200 tác phẩm với bản nhạc đầu tay là ca khúc Chiều thu ấy được viết lúc ông chỉ mới 15 tuổi.

    Càng về sau nhạc của Lam Phương càng được nhiều người yêu mến với những ca khúc đi sâu vào lòng người như ca khúc nổi tiếng Thành phố buồn, Nắng đẹp miền Nam, Bức tâm thư, Chiều hành quân…

    Cuộc đời của nhạc sĩ trải qua không ít thăng trầm và biến cố từ chuyện tình cảm đến cuộc sống, lận đận từ quê hương đến khi ra xứ người, nên trong mỗi giai đoạn cuộc đời, nhạc của Lam Phương lại mang nhiều màu sắc, tâm tư khác nhau: Khi vui tươi, yêu đời với: Bài tango cho em, Mùa thu yêu đương… lúc lại sầu bi, day dứt với những ca từ trong: Tình bơ vơ, Ngày buồn, Say, Lầm… khiến cho nhạc của Lam Phương luôn đong đầy cảm xúc.

    Trong đó, Thành phố buồn là một trong những ca khúc nổi tiếng nhất của nhạc sĩ Lam Phương. Thành phố buồn được Lam Phương sáng tác năm 1970 tại Đà Lạt. Một ca khúc về Đà Lạt, nhưng không hề có một chữ “Đà Lạt” nào trong lời ca, chỉ qua giai điệu và qua những lời ca miêu tả vùng đất này người ta vẫn biết đó là Đà Lạt.

    Cuốn sách "Lam Phương - Trăm nhớ nghìn thương" do tác giả Nguyễn Thanh Nhã chắp bút có nhắc tới giá trị của Thành phố buồn thời bấy giờ.

    Ca khúc Thành phố buồn nhận được sự yêu thích lớn của thính giả.

    VietNamNet trích dẫn lại thông tin trong cuốn sách về ca khúc này cho hay: “Ông (nhạc sĩ Lam Phương - PV) cho biết, bài hát trên không hẳn viết cho một nhân vật cụ thể nào như nhiều người đã suy diễn và thêu dệt.

    Nhưng ‘số lượng xuất bản rất cao’ và doanh thu bài hát này vô cùng lớn, đó là điều được báo chí đương thời tính toán được: khoảng 12 triệu đồng bản quyền (hồi suất chính thức năm 1970 là 1 USD = 275 đồng, vậy 12 triệu đồng tương đương 432.000 USD) - Con số này quá lớn với một ca khúc!

    Để dễ hình dung, một chiếc xe hơi hiệu La Dalat của hãng Citroen sản xuất tại miền Nam Việt Nam vào năm 1971 có giá khoảng trên dưới 650.000 đồng". Bản quyền ca khúc có thể giúp Lam Phương mua tới hơn 18 chiếc xe hơi.

    Ca sĩ thể hiện thành công nhất Thành phố buồn là Chế Linh - một trong tứ đại danh ca Sài Gòn thời ấy. “Ca khúc trở nên đại chúng tới mức có thể người ta không biết tên tác giả, nhưng chỉ cần ôm cây guitar thùng và đi một đoạn giai điệu theo lối slow rock, âm giai Mi thứ (Em) thì nhiều người sẽ nhận ra”, sách Lam Phương - Trăm nhớ ngàn thương viết.

    Cùng với Thành phố buồn thì các ca khúc khác như Cỏ úa, Một mình, Em đi rồi, Cho em quên tuổi ngọc, Phút cuối, Chờ người, Đèn khuya, Thao thức vì em... đủ để thành gia tài đóng đinh tên tuổi của Lam Phương bất tử theo thời gian trong làng âm nhạc.

    Vi An (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/he-lo-so-tien-khung-ma-nhac-si-lam-phuong-nhan-duoc-tu-ca-khuc-thanh-pho-buon-a300854.html
    Sự kiện: Giải trí 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan