+Aa-
    Zalo

    Israel xác định nhóm đối tượng dễ mắc triệu chứng nặng của COVID-19 dù đã tiêm vaccine

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Các bác sĩ tại Israel đã tiến hành nghiên cứu để xác định nhóm đổi tượng dễ mắc các triệu chứng nặng của COVID-19 dù đã tiêm đủ vaccine ngừa bệnh.

    Gần một nửa trong số 600 bệnh nhân đang phải nhập viện điều trị các triệu chứng nặng của COVID-19 ở Israel là những người đã được tiêm đầy đủ 2 liều vaccine Pfizer. Những trường hợp này được gọi là ca nhiễm COVID-19 đột phá. Theo đó, trường hợp nhiễm COVID-19 đột phá được nhận định là hiếm gặp, chỉ mới xảy ra với khoảng 300 người trong số 5,4 triệu người được tiêm chủng đầy đủ ở Israel.

    Điểm chung của các trường hợp mắc COVID-19 đột phá là phần lớn những người này đã được tiêm vaccine đầy đủ cách đây ít nhất 5 tháng, là những người trên 70 tuổi và có các bệnh lý nền nghiêm trọng, bao gồm các bệnh từ bệnh tiểu đường đến bệnh tim và bệnh phổi, cũng như ung thư và các bệnh viêm nhiễm được điều trị bằng thuốc ức chế hệ thống miễn dịch.

    screen shot 2021 08 24 at 101934
    Nghiên cứu mới của Israel đã chỉ ra phần lớn bệnh nhân COVID-19 đột phá là những người trên 60 tuổi, có nhiều bệnh lý nền nghiêm trọng và được tiêm mũi vaccine thứ hai từ ít nhất 5 tháng trước. Ảnh: Reuters

    Bà Noa Eliakim-Raz, trưởng khoa nghiên cứu SARS-CoV-2 tại Trung tâm Y tế Rabin ở Petach Tikva (Israel), cho biết: "Các bệnh nhân được tiêm chủng đều là những người lớn tuổi, không khỏe mạnh, thường nằm liệt giường trước khi bị nhiễm virus và cần được chăm sóc cẩn thận". Trong khi đó, nhóm những bệnh nhân nặng chưa được tiêm vaccine lại chủ yếu là những người trẻ, khoẻ mạnh và vẫn làm việc bình thường. 

    Bà Eliakim-Raz chia sẻ: "Những bệnh nhân COVID-19 không được tiêm chủng mà chúng tôi thấy là những người trẻ, khỏe mạnh, đang làm việc và tình trạng của họ xấu đi nhanh chóng. Đột nhiên họ phải thở oxy và thở máy".

    Theo đó, Bộ Y tế Israel đã đưa ra báo động với một báo cáo cho thấy hiệu quả chống lại các triệu chứng nặng của vaccine ngừa COVID-19 do Pfizer và BioNTech đồng phát triển dường như đã giảm từ hơn 90% xuống còn 55% ở những người từ trên 65 tuổi đã được tiêm mũi thứ hai từ tháng 1/2021.

    Các chuyên gia về dịch bệnh hiện chưa công bố những số liệu cụ thể về vấn đề này nhưng họ cho rằng đây là bằng chứng chứng minh khả năng bảo vệ tổng thể của vaccine ngừa COVID-19 đang dần suy yếu. Họ không thể nói liệu nguyên nhân của các trường hợp mắc COVID-19 đột phá là do khoảng thời gian trôi qua kể từ khi bệnh nhân được tiêm chủng đủ 2 mũi, do biến thể Delta rất dễ lây lan, do tuổi và sức khỏe cơ bản của những người được tiêm chủng hay sự kết hợp của tất cả các yếu tố này. 

    Tuy nhiên, theo ông Ran Balicer, Giám đốc sáng tạo của Clalit, nhà nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe lớn nhất Israel: "Chúng tôi hầu như không ghi nhận trường hợp người trẻ tuổi được tiêm vaccine ngừa COVID-19 nhập viện với các triệu chứng COVID-19 nặng".

    Các quan chức y tế ở Anh và Anh, hai quốc gia khác có tỷ lệ tiêm chủng cao và tỷ lệ nhiễm biến thể Delta tăng đột biến, đã báo cáo một xu hướng bệnh nhân COVID-19 đột phá tương tự.

    Cụ thể, ở Anh, khoảng 35% số người nhập viện do biến thể Delta trong những tuần gần đây là những bệnh nhân đã được tiêm đủ 2 liều vaccine ngừa COVID-19. Trong khi đó, gần 3/4 số ca bệnh đột phá ở Mỹ phải nhập viện hoặc tử vong là ở những người trên 65 tuổi, theo dữ liệu liên bang.

    Theo đó, tại Anh và Mỹ, các quan chức y tế xác định những người đã tiêm đủ vaccine nhưng vẫn phải nhập viện điều trị vì những triệu chứng nặng của COVID-19 phần lớn là người trên 60 tuổi, có bệnh lý nền nghiêm trọng, tương tự như những gì Israel đã thông báo. 

    Những ca bệnh đột phá đã gây ra một cuộc tranh cãi mới về việc triển khai mũi tiêm bổ sung vaccine ngừa COVID-19 và những đối tượng nào nên được tiêm mũi này. Các quan chức Mỹ cho biết kế hoạch tiêm mũi vaccine thứ 3 của họ dựa trên lo ngại rằng theo thời gian, vaccine giảm bớt khả năng bảo vệ đối với các bệnh nhân nặng, kể cả ở những người trẻ tuổi.

    Tại Israel, cơ quan chức năng đã triển khai tiêm mũi thứ 3 vaccine ngừa COVID-19 đối với những người trên 60 tuổi, những người có bệnh lý nền nghiêm trọng và dễ bị tổn thương. Hiện nay, nước này đã mở rộng nhóm đối tượng được tiêm liều vaccine bổ sung.

    Trong khi đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hiện đang kêu gọi các nước giàu tạm thời hoãn kế hoạch tiêm liều vaccine bổ sung để dành vaccine phân phối cho các nước nghèo, đảm bảo tỷ lệ tiêm chủng của cả thế giới. 

    Minh Hạnh (Theo Reuters)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/israel-xac-dinh-nhom-doi-tuong-de-mac-trieu-chung-nang-cua-covid-19-du-da-tiem-vaccine-a511081.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan