+Aa-
    Zalo

    Làng rắn Trung Quốc "chao đảo" vì dịch Covid-19

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Kể từ khi Trung Quốc bắt đầu nỗ lực ngăn chặn dịch Covid-19, cư dân tại ngôi làng chuyên nuôi rắn Zisiqiao đã phải tuân theo lệnh cấm buôn bán động vật hoang dã.

    Kể từ khi Trung Quốc bắt đầu nỗ lực ngăn chặn dịch Covid-19, cư dân tại ngôi làng chuyên nuôi rắn Zisiqiao đã phải tuân theo lệnh cấm buôn bán động vật hoang dã.

    Những con rắn được bảo quản trong lọ tại một trang trại rắn ở làng Zisiqiao, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Ảnh: Reuters

    Ngôi làng Zisiqiao thuê hàng trăm người để nhân giống 3 triệu con rắn mỗi năm. Tuy nhiên, bây giờ, các chuồng gỗ thường dùng để chứa những con bò sát đã hoàn toàn trống rỗng.

    Từ “rắn” thậm chí đã bị xóa khỏi các bảng hiệu phía trước các cửa hàng bán thịt rắn trong khu vực.

    "Trong làng bây giờ, chắc chắn không có ai nuôi rắn", ông Yang Heyong, 71 tuổi, một nhà lai tạo giống nói. " Ông Zhong Nanshan (cố vấn y tế hàng đầu của Trung Quốc)  từng nói rằng dich bệnh có liên quan đến dơi và rắn”.

    Zisiqiao là một trung tâm của ngành công nghiệp nuôi rắn tại Trung Quốc trong gần bốn thập kỷ. Ngôi làng  có những nhà máy nhỏ và bảo tàng "văn hóa rắn" đã trở thành địa điểm thu hút khách du lịch. 

    Rắn là một phần của nền kinh tế phi chính thức của ngôi làng. Các gia đình nuôi chúng tại sân sau để bán cho các nhà hàng hoặc lái thương thu mua nguyên liệu thuốc.

    Đại dịch Covid-19 được cho là có nguồn gốc từ động vật hoang dã được bán ở chợ hải sản Huanan ở Vũ Hán.

    Các nhà khoa học tin rằng virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) đã gây ra đại dịch xuất phát từ loài dơi, song sau đó được truyền sang con người thông qua loài rắn.

    Tuy nhiên, nhiều người nói rằng tê tê - cũng được bán ở thị trường Vũ Hán - là thủ phạm có nhiều khả năng.

    Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm tạm thời đối với việc buôn bán và tiêu thụ động vật hoang dã vào ngày 23/1, đồng thời tuyên bố sẽ sửa đổi luật bảo vệ động vật và phòng chống dịch bệnh để biến lệnh cấm đó thành vĩnh viễn. Mười ba tỉnh đã thực hiện các quy định của địa phương, cấm tiêu thụ động vật hoang dã.

    Tại Zisiqiao, giấy phép nuôi rắn đã bị hủy bỏ vào tháng 1. Mùa đông là mùa trái vụ và việc sinh sản thường bắt đầu vào tháng Tư hoặc tháng Năm, do đó, tác động kinh tế vẫn chưa xảy ra.

    Trong khi một số cư dân cho biết họ mong đợi các hạn chế sẽ được nới lỏng khi khủng hoảng kết thúc, các quan chức chính phủ khẳng định lệnh cấm là vĩnh viễn và ngay cả khi giấy phép mới được cấp vào cuối năm nay, các tiêu chí sẽ còn nghiêm ngặt hơn.

    "Khi hết dịch, nó vẫn không được phép", Lu Jinliang, một quan chức của làng, cho biết. "Họ sẽ phải chuyển nghề, nuôi các loài khác."

    Ngay cả trước khi dịch Covid-19 bùng phát, việc buôn bán rắn đã được xem xét kỹ lưỡng.

    Trung Quốc buôn bán 7.000 đến 9.000 tấn rắn mỗi năm và nuôi thâm canh có thể đã tăng cường việc truyền ký sinh trùng và các bệnh truyền nhiễm khác, nghiên cứu cho biết.

    Tuy nhiên, Yu Xuejie, giáo sư của Trường Khoa học Sức khỏe tại Đại học Vũ Hán và là một trong những tác giả của nghiên cứu, nói với Reuters rằng ông không tin rằng rắn là nguồn gốc của coronavirus.

    Một bài báo khác được công bố vào tháng 3 cho biết, trong khi virus có nguồn gốc từ dơi, bằng chứng di truyền cho thấy rắn có thể là loài trung gian. Tuy nhiên, tranh cãi đã nổ ra, Patrick Aust, cộng tác viên nghiên cứu của Khoa Động vật học tại Đại học Oxford cho biết.

    "Nguồn này rất có thể là động vật có vú, có thể là dơi nhưng các nghi phạm khác cũng vậy, bao gồm cả tê tê", ông nói với Reuters, thêm rằng không có lý do gì để rắn bị coi là nguy cơ gây hại cho sức khỏe.

    Các tổ chức bảo vệ động vật đã hoan nghênh lệnh cấm buôn bán động vật hoang dã của Trung Quốc, bao gồm các hạn chế nuôi rắn và đang thúc giục chính phủ làm điều này trở thành vĩnh viễn.

    "Đây là vấn đề dịch bệnh, không phải là vấn đề của riêng một loài vật. Đây là vấn đề của con người", Aili Kang, giám đốc điều hành chương trình châu Á của Hiệp hội Bảo tồn động vật hoang dã, cho biết.

    Mộc Miên(Theo Channel News Asia)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/lang-ran-trung-quoc-chao-dao-vi-dich-covid-19-a321494.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan