+Aa-
    Zalo

    Lý giải việc không áp dụng "phong sát, cấm sóng" đối với nghệ sĩ có sai phạm

    (ĐS&PL) - Bộ Thông tin và Truyền thông, trực tiếp là Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử chưa bao giờ dùng từ “phong sát” hay "cấm sóng" đối với các nghệ sĩ.

    Vietnamnet đưa tin, thông tin với báo chí tại cuộc họp báo tháng 5 của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) được tổ chức ngày 5/5, ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (PTTH&TTĐT) cho biết, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) cùng Bộ TT&TT đã thống nhất quan điểm trong việc xử lý các nghệ sĩ có hành vi vi phạm pháp luật, trái thuần phong mỹ tục.

    Ông Lê Quang Tự Do khẳng định, từ trước đến nay, Bộ TT&TT, trực tiếp là Cục PTTH&TTĐT chưa bao giờ dùng từ “phong sát” hay "cấm sóng".

    khong phong sat cam song ma se co bien phap mem voi nghe si nguoi noi tieng lech chuan dspl
    Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử Lê Quang Tự Do thông tin với báo chí về biện pháp quản lý người nổi tiếng trên mạng. Ảnh: Vietnamnet

    Tại hội nghị đánh giá kết quả hoạt động thông tin điện tử năm 2022 và định hướng nhiệm vụ năm 2023 diễn ra cuối năm 2022, Cục PTTH&TTĐT cũng đã thông tin, hai Bộ đã nghiên cứu, tìm hiểu kinh nghiệm của một số nước gần với chúng ta như Trung Quốc, Hàn Quốc có sử dụng biện pháp "phong sát", "tẩy chay", "cấm sóng". Tuy nhiên, áp dụng vào Việt Nam, Bộ TT&TT thống nhất với Bộ VHTT&DL sử dụng khái niệm hạn chế biểu diễn, hạn chế phát sóng, đăng tải, sử dụng hình ảnh trên các đài phát thanh truyền hình và môi trường mạng.

    Theo Tạp chí Tri thức Trực tuyến, giải thích nguyên nhân, đại diện Cục PTTH&TTĐT cho biết ở Việt Nam, để cấm một hoạt động của công dân thì cần có văn bản pháp luật quy định. Do đó, chưa thể nói đến việc “cấm sóng” hay “cấm xuất hiện” trên mạng hay trên truyền thông.

    “Có thể sử dụng từ ‘hạn chế hình ảnh’ như một quy định mềm, vận động cơ quan báo chí, các nhà sản xuất chung tay với nhà nước trong việc làm sạch môi trường nghệ thuật biểu diễn bằng cách không mời các nghệ sĩ vi phạm bộ quy tắc mà Bộ Văn hóa đã ban hành”, ông Tự Do cho biết, lưu ý rằng đây là việc làm trên tinh thần đồng thuận, tự nguyện, không bắt buộc.

    Về quy tắc cụ thể với các nghệ sĩ, đại diện Cục PTTH&TTĐT cho biết đây là vấn đề thuộc phạm vi quản lý của Bộ Văn hóa, quản lý nghệ sĩ và hoạt động biểu diễn, Bộ TTTT có vai trò phối hợp trong các vấn đề liên quan đến môi trường mạng.

    Theo báo Tiền Phong, theo đại diện Cục PTTH&TTĐT, hiện nay, Bộ VHTT&DL đã dự thảo quy trình xử lý (hạn chế phát sóng, biểu diễn, quảng cáo) đối với nghệ sĩ, KOLs (người có tầm ảnh hưởng) có hành vi vi phạm pháp luật, trái thuần phong mỹ tục.

    Dự thảo đã gửi xin ý kiến các bộ, ban ngành liên quan và đang chỉnh sửa hoàn thiện.

    Mộc Miên (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ly-giai-viec-khong-ap-dung-phong-sat-cam-song-doi-voi-nghe-si-co-sai-pham-a574431.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan