+Aa-
    Zalo

    Nấu canh măng ngày Tết nên nhớ kỹ điều này để tránh mang bệnh vào người

    (ĐS&PL) - Măng khô là món yêu thích của nhiều gia đình trong dịp Tết tuy nhiên nếu sơ chế không đúng cách rất có thể mang bệnh vào người.

    Nấu măng khô là món yêu thích của nhiều gia đình trong dịp Tết, măng khô có thể nấu được rất nhiều món ngon như xào miến, nấu canh xương, nấu chân giò... Đây là món ăn truyền thống mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cho người ăn.

    Những người không nên ăn măng khô

    Bà bầu

    Măng chứa độc tố glucozit, thành phần này sẽ sản sinh ra acid xyanhydric. Sau khi đi vào dạ dày, glucozit sẽ bị phân huỷ dưới tác động của men tiêu hoá, chất chua có trong dạ dày và cuối cùng acid xyanhyfric sẽ bị đẩy ra ngoài dưới dạng dịch nôn (tức là cơ thể không chịu nổi chất độc).

    Đã có nhiều trường hợp bà bầu bị ngộ độc măng và gây ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi.

    Người đau dạ dày

    Măng có chứa một hàm lượng acid cyanhydric (khoảng 230 mg trong một kg măng củ) là chất độc hại cho dạ dày.

    Người bệnh đau dạ dày cần kiêng cữ khá nhiều trong việc ăn uống để không khiến bệnh tái phát sau khi đã chữa trị, vì thế măng khô chính là món ăn cần tránh xa.

    Bệnh gút

    Khi bị bệnh gút, bạn cần cẩn trọng với lượng axit uric trong máu do chúng có thể khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Các loại thực phẩm có độ tăng trưởng nhanh như măng tre, măng trúc, măng tây đẩy nhanh tốc độ tổng hợp axit uric, không tốt cho người bệnh gút.

    nau canh mang ngay tet nen nho ky dieu nay de tranh mang benh vao nguoi 1
    Nấu canh măng ngày Tết nên nhớ kỹ điều này để tránh mang bệnh vào người.

    Bệnh thận

    Lượng canxi và axit cao trong măng không có lợi cho những người mắc bệnh thận. Việc ăn quá nhiều măng có thể ảnh hưởng đến thành mạch máu làm tổn hại đến thận, lâu dần dẫn tới các bệnh nguy hiểm khác như cao huyết áp, đái tháo đường,…

    Trẻ tuổi dậy thì

    Măng tre chứa một lượng lớn chất khó tiêu hóa là cellulose và axit oxalic. Khi kết hợp với canxi, sắt và kẽm, chúng sẽ tạo thành chất phức hợp làm cơ thể khó hấp thụ dinh dưỡng. Ăn nhiều măng dẫn đến tình trạng thiếu canxi dẫn đến còi xương và thiếu kẽm gây chậm phát triển nên trẻ em tuổi dậy thì cần hạn chế.

    Người dùng aspirin

    Người dùng thuốc aspirin nếu ăn măng sẽ bị kích ứng đường tiêu hóa, tổn thương niêm mạc dạ dày.

    Cách chọn mua măng khô thơm ngon, an toàn

    Về màu sắc

    Khi chọn măng khô hãy chú ý đến màu sắc của măng, măng khô ngon sẽ có màu vàng nhạt, xen kẽ màu hổ phách và có độ bóng nhẹ.

    Nên chọn măng có màu tương đối đồng đều nhau, ít xơ.

    Về hình dáng

    Chọn loại măng lưỡi lợn (có hình dáng như chiếc lưỡi lợn), có kích thước vừa phải, đốt ngắn, khi ăn sẽ non mềm, lại giúp bạn tiết kiệm thời gian khi ninh nấu.

    Ngoài ra, bạn có thể ưu tiên chọn mua phần ngọn của măng, vì khi nấu măng sẽ có độ ngon ngon và mềm hơn so với phần thân măng.

    Về mùi hương

    Khi để gần sẽ ngửi thấy mùi ngai ngái, thơm nhẹ đặc trưng của măng. Không nên chọn mua các loại măng có mùi hơi khét hoặc có mùi lạ, vì loại này thường sấy khô bằng lưu huỳnh chứ không phải phơi khô tự nhiên.

    Tránh mua măng khô có xuất hiện các vết mốc, các đốm đen xám, sờ vào thấy còn ẩm, mềm dai, để gần sẽ ngửi được mùi hắc khó chịu.

    nau canh mang ngay tet nen nho ky dieu nay de tranh mang benh vao nguoi 2
    Nấu canh măng ngày Tết nên nhớ kỹ điều này để tránh mang bệnh vào người.

    Về bao bì và nguồn gốc

    Hiện nay, măng khô được bán tràn lan trên thị trường nên để đảm bảo an toàn thì bạn nên mua măng khô có nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chú ý đến ngày sản xuất và hạn sử dụng.

    Đừng mua những sản phẩm có giá quá rẻ và không rõ nguồn gốc nhé

    Những lưu ý khi chế biến măng

    Măng được sử dụng phổ biến như một loại rau xanh nhưng măng lại chứa nhiều glycocid, là chất có khả năng biến đổi thành acid cyanhydric gây ra các triệu chứng nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, rối loạn hô hấp, khó thở...

    Mỗi cân măng củ có khoảng 230mg cyanide, có thể gây tử vong ngay tức thì cho hai đứa trẻ hơn một tuổi. Khi luộc sôi khoảng 12 giờ, hàm lượng cyanide vẫn còn khoảng 160mg trong mỗi cân. Nhưng nếu luộc và ngâm nước lâu ngày, khi măng đã ngả màu vàng và mùi chua, thì hàm lượng Cyanide chỉ còn chưa đầy 9mg trong mỗi kg.

    Để tránh ngộ độc khi ăn măng, cách tốt nhất là ngâm măng vài ngày và luộc kỹ, sau đó ninh 2-3 giờ để lưu huỳnh bay hơi. Đặc biệt, canh măng không nên để qua đêm vì có thể gây ngộ độc thực phẩm do nhiễm vi sinh vật, tuyệt đối không được ăn mang sống.

    Như Quỳnh(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nau-canh-mang-ngay-tet-nen-nho-ky-dieu-nay-de-tranh-mang-benh-vao-nguoi-a609867.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan