+Aa-
    Zalo

    Nga tiết lộ thời điểm thử nghiệm toàn diện siêu tên lửa đạn đạo Sarmat cực mạnh

    (ĐS&PL) - Sarmat là vũ khí lớn nhất trong kho vũ khí hạt nhân của Nga và nằm trong số sáu vũ khí hủy diệt hàng loạt được Tổng thống Putin công bố.

    Một nguồn tin trong tổ hợp công nghiệp - quốc phòng Nga tiết lộ với hãng thông tấn RIA Novosti rằng, các cuộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) RS-28 Sarmat sẽ diễn ra vào cuối tháng 1/2022.

    “Trong khuôn khổ các cuộc thử nghiệm này, Sarmat sẽ lần đầu tiên được thử nghiệm trong một ‘chu kỳ đầy đủ’, bao gồm tất cả công đoạn từ chuẩn bị đến khi khai hỏa và tấn công mục tiêu. Đầu đạn tên lửa cũng sẽ nằm trong tính toán cuộc thử nghiệm”, theo RIA Novosti.

    suc manh khung khiep cua sieu ten lua dan dao nga sarmat spl
    Xe chở tên lửa đạn đạo Sarmat của Nga. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga

    Trước đó, Nga đã tiến hành nhiều cuộc thử nghiệm tên lửa RS-28 Sarmat với các cấp độ khác nhau. Tên lửa đạn đạo Sarmat (NATO đặt tên là Satan-2) có tầm bắn hơn 18.000 km. ICBM siêu tối tân này được tuyên bố là một phần của chương trình hiện đại hóa hạt nhân của Nga do Tổng thống Vladimir Putin công bố vào năm 2018.

    Sarmat là vũ khí lớn nhất trong kho vũ khí hạt nhân của Nga và nằm trong số sáu vũ khí hủy diệt hàng loạt mới được Tổng thống Putin công bố vào năm 2018. Năm vũ khí còn còn lại là: Avangard, Tsirkon, Poseidon, Kinzhal và một tên lửa hành trình hạt nhân.

    ICBM Sarmat nặng 208,1 tấn - trọng tải đầu đạn gần 10 tấn và nhiên liệu là 178 tấn. Tên lửa có thể mang theo lên tới 10 đầu đạn MIRV hạng nặng hoặc hạng nhẹ, một số lượng không xác định của phương tiện bay siêu thanh Avangard (HGV) hoặc sự kết hợp của các đầu đạn và số lượng lớn các biện pháp đối phó với hệ thống chống tên lửa đạn đạo.

    Bộ Quốc phòng Nga nói rằng ICBM Sarmat là phản ứng của Nga đối với hệ thống Prompt Global Strike của Mỹ. Động cơ tầng đầu của Sarmat là động cơ PDU-99 (phát triển từ động cơ RD-274). Tên lửa nhiên liệu lỏng Sarmat đạt tốc độ tới Mach 20,7, tương đương 25.560km/h.

    Công việc phát triển dự án Sarmat của Nga bắt đầu vào năm 2011. Tên lửa mới sẽ có thể tấn công các mục tiêu cả qua Bắc Cực và qua Nam Cực, vượt qua các hệ thống phòng thủ tên lửa.

    Theo truyền thông Nga, tên lửa Sarmat có thể mang theo nhiều loại đầu đạn hạt nhân khác nhau hoặc thiết bị lướt Avangard – mẫu vũ khí siêu vượt âm có tốc độ Mach 27, tức gấp 27 lần vận tốc âm thanh, nhanh nhất thế giới ở thời điểm hiện tại.

    Cách đây không lâu, các quan chức quốc phòng Mỹ thừa nhận nước này đi sau Nga trong lĩnh vực vũ khí siêu vượt âm và chưa đủ khả năng đánh chặn hiệu quả các mẫu khí tài này.

    Mộc Miên (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nga-tiet-lo-thoi-diem-thu-nghiem-toan-dien-sieu-ten-lua-dan-dao-sarmat-cuc-manh-a523113.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan