+Aa-
    Zalo

    Nhà văn Nguyễn Quang Vinh ra mắt tiểu thuyết về Hoàng Sa

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Sau gần hai năm “chạy quanh” xin giấy phép và chỉnh sửa, chờ đợi, tháng 8/2014 nhà văn Nguyễn Quang Vinh đã cho ra mắt cuốn tiểu thuyết “Lời thề”.

    (ĐSPL) - Sau gần hai năm “chạy quanh” xin giấy phép và chỉnh sửa, chờ đợi, tháng 8/2014 nhà văn Nguyễn Quang Vinh đã cho ra mắt cuốn tiểu thuyết “Lời thề” với chủ đề về chủ quyền Hoàng Sa. Nguyễn Quang Vinh đã hư cấu lên câu chuyện về Hoàng Sa qua mối tình của Đội Nhất và Lý Thắm, một trong những cô gái theo đoàn thủy binh ra giữ đảo.

    Nhà văn Nguyễn Quang Vinh ra mắt tiểu thuyết về Hoàng Sa
    Nhà văn Nguyễn Quang Vinh.

    Cuốn tiểu thuyết này là luận chứng về thân phận người Việt đã sống truyền đời trên quần đảo cát vàng mà hậu thế đặt tên là Hoàng Sa, ghi lại lời kể của những sinh linh đã sống, đã chết, đã tồn tại đời đời kiếp kiếp trên Hoàng Sa, những sinh linh gốc Việt. Tổ Quốc hiện ra chói ngời, trong vắt, rừng rực lửa trong những đôi mắt người Việt đang bám bên nhau, trụ bên nhau, người trong tay người, người trong cát đảo, đảo và người trong nhau thành một khối, tất cả đều đang nhuốm hồng trong ráng chiều, cảm tưởng như các đảo đều là những quả cầu đỏ.

    Nhà văn Nguyễn Quang Vinh ra mắt tiểu thuyết về Hoàng Sa
    Bìa tiểu thuyết "Lời thề" của nhà văn Nguyễn Quang Vinh.

    Trong tác phẩm, bầu trời ngoài đảo xa còn là những cánh hải âu chao liệng, ríu rít tiếng kêu, những cánh chim hải âu khi vụt bay cao, khi nghêng cánh sà xuống, cả những mẫu phân nhỏ bé của hải âu bay bay trong gió rồi rơi xuống cát, xuống đá, xuống cả đầu người cũng thuộc về Tổ Quốc.

    Tổ Quốc là mảnh ván khắc hai chữ Đại Việt cắm sâu vào tim các đảo. Ánh nắng chiều hắt bóng cột mốc giới, đổ bóng dài vắt ngang trên đảo, bóng dài cột mốc im lìm hằn trên đảo, trong mắt nhìn, hằn vào trái tim của anh em một lời thề, lời thề không âm thanh, lời thề sâu thẳm, lời thề nặng trĩu, truyền đời này sang đời khác, trong máu, trong khí huyết, trong hơi thở. Tổ Quốc là lá cờ mang chữ Quốc vương nước Việt, bay trong gió biển, là nơi anh em nhìn tới mà đứng thẳng, mà can trường, là dấu vết muôn đời của người Việt, là câu trả lời kiêu hãnh với thế giới, lá cờ còn, đảo còn, lá cờ màu máu, đi suốt ngàn năm, đi từ cương giới đất liền ra cương giới đảo, đến tay Đội Nhất và anh em, nhìn lá cờ tung bay như thấy vẹn nguyên và vĩnh hằng đất đai bờ cõi, rạng danh Tổ Quốc.

    Nhân vật Lý Thắm trong “Lời thề” mềm mại mà mạnh mẽ, hy sinh thân mình vì nàng là cả triệu vóc dáng của những người đàn bà Việt, giờ nà muôn phần lo toan, muôn phần hướng đến anh em nơi chiến trận, muôn phần chờ đợi. Sự chờ đợi của những người đàn bà dành cho người đàn ông Việt nơi chiến trận biến thành sức mạnh ở cung tên, nơi gươm giáo trước quân thù. Cuộc chiến chắc chắn chưa dừng lại. Đảo xa, biển rộng, người ít giặc nhiều, rồi ai còn ai mất? Sống hay chết ở đây cũng chỉ để cho thiên hạ biết một điều, đảo này là của người Việt, cương giới này là của người Việt, còn một trăm người cũng đứng lên bảo vệ, còn mười người cũng đứng lên bảo vệ, còn một người cũng đứng lên bảo vệ, không còn ai thì thân xác chôn vùi dưới đảo cũng là nhân chứng, cũng là mốc giới, cũng vẹn nguyên một lời thề giữ đảo.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nha-van-nguyen-quang-vinh-ra-mat-tieu-thuyet-ve-hoang-sa-a44700.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan