+Aa-
    Zalo

    Obama nghi ngờ hiệu quả của việc trừng phạt Nga

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Tổng thống Obama có lý do chính đáng để hoài nghi về các biện pháp trừng phạt Nga mà Nhà Trắng vừa công bố ngày 28/4.

    (ĐSPL) - Tổng thống Obama có lý do chính đáng để hoài nghi về các biện pháp trừng phạt Nga mà Nhà Trắng vừa công bố ngày 28/4.
    Theo ABC News, ông Obama đang “đẩy xe bò  leo dốc” khi tìm cách buộc một nước lớn như Nga lùi bước mà không cần đe dọa sử dụng vũ lực. Nói với các phóng trước khi thông báo lệnh trừng phạt mới, Tổng thống Obama thú nhận: “Chúng tôi hiện vẫn còn chưa rõ liệu các biện pháp trừng phạt mới có hữu hiệu hay không”.
    Obama nghi ngờ hiệu quả của việc trừng phạt Nga

    Tổng thống Obama đang “đẩy xe bò  leo dốc”, khi tìm cách buộc một nước lớn như Nga lùi bước mà không cần đe dọa sử dụng vũ lực.

    Tổng thống Obama đã sớm loại trừ việc sử dụng vũ lực trong cuộc xung đột Ukraina. Thay vào đó, ông chỉ dựa vào các biện pháp trừng phạt kinh tế và những nỗ lực cô lập Tổng thống Nga Vladimir Putin. Tuy nhiên, điều này sẽ không hề dễ dàng, chủ yếu là do quy mô to lớn của nền kinh tế Nga và quan hệ kinh tế chặt chẽ Nga-Châu Âu.
    Trong kỷ nguyên hiện đại, đã nhiều lần các biện pháp trừng phạt không đi kèm đe dọa vũ lực đã trở nên vô tác dụng. Đó là ý kiến của hai chuyên gia Gary Hufbauer và Jeffrey Schott của Viện Kinh tế quốc tế, vốn dày công nghiên cứu việc sử dụng các biện pháp trừng phạt trong suốt bề dày lịch sử .
    Chuyên gia Gary Hufbauer nhận xét: “Nga kết nối với thế giới về tài chính nhiều hơn bất kỳ các nước nào bị trừng phạt trong quá khứ”. Ông cũng cảnh báo rằng chớ nên so sánh ”táo với cam”.
    Trong hầu hết các vụ  trừng phạt gần đây (đặc biệt là Iran và Bắc Triều Tiên về chương trình hạt nhân và Iraq vào những năm 1990), việc đe dọa sử dụng vũ lực  luôn luôn đứng đằng sau, một khi các biện pháp trừng phạt thất bại.
    Trong trường hợp của Nga, cho đến nay, Nhà Trắng được mới chỉ  xử phạt các cá nhân và các tổ chức thân tín với Tổng thống Putin và  hy vọng ngăn chặn được chiến dịch phối hợp làm mất ổn định Ukraina. Cho đến nay, Nhà Trắng vẫn chưa đưa ra  biện pháp trừng phạt ngành có thể đánh các lĩnh vực quan trong trọng của Nga như năng lượng, khai khoáng và ngân hàng.
    Mặc dù bị Tổng thống Obama coi là  một "cường quốc khu vực ", nước Nga vẫn chiếm một vị trí chiến lược trên thế giới. Nền kinh tế trị giá 2.500 tỷ USD của Nga vẫn là nền kinh tế là lớn thứ 7 trên thế giới. Xuất khẩu khí đốt của Nga cũng  rất quan trọng đối với các đồng minh của Mỹ ở Châu Âu. Các công ty Mỹ như ExxonMobil và Boeing vốn đầu tư lớn ở Nga có thể bị ảnh hưởng bởi lệnh trừng phạt mở rộng.
    Sự hợp tác của Nga cũng được cho là quan trọng trong các cuộc đàm phán với Iran và Triều Tiên. Trong thâm tâm,  một số quan chức Mỹ lo ngại rằng thái độ  thù địch với Nga có thể gây nguy hiểm cho sự hợp tác đó.
    Thế nhưng, một số chuyên gia lại chỉ ra rằng toàn cầu hóa là “con dao hai lưỡi” và đó là lý do khiến cho biện pháp trừng phạt có thể phát huy tác dụng.
    Anders Aslund , một thành viên cao cấp của  Viện Kinh tế quốc tế cho biết: " Nga phụ thuộc nhiều  vào tài chính và thương mại toàn cầu". Theo ông, Nhà Trắng cần áp dụng “liệu pháp sốc”, chứ không phải dần dần tăng cấp độ trừng phạt.
    Chuyên gia Aslund gọi mối quan hệ thương mại Mỹ- Nga chỉ  là “một đốm sáng " và cho biết Châu Âu có thể dựa vào các nguồn dự trữ nhiều tháng, nếu Nga trả đũa bằng cách cắt đứt nguồn cung khí đốt.
    Các biện pháp trừng phạt đã trở thành một vũ khí ưa thích của Tổng thống Obama. Thật dễ dàng để nhìn thấy sự hấp dẫn của chúng. Sau hơn một thập kỷ chiến tranh liên miên, công chúng Mỹ đã quá  mệt mỏi với các cuộc xung đột. Bản thân ông Obama xem ra cũng có ác cảm với việc sử dụng vũ lực. Chính vì vậy mà các biện pháp trừng phạt chính là một sự lựa chọn thay thế  không đổ máu tiềm năng.
    Hai nhà phân tích  Hufbauer và Schott cho rằng cơ hội duy nhất để ngăn cản Tổng thống Nga là các cường quốc phương Tây đồng lòng nhất trí về “một gói trừng phạt mạnh mẽ”  và nếu không làm được điều này, họ sẽ không có nhiều cơ hội.
    Nhà phân tích Schott cho rằng “người Nga có thể chơi con bài thời gian, có thể tiếp tục gây bất ổn cho Ukraina và bù đắp được các tổn thất”.  Ông dẫn chứng ví dụ gần đây nhất là Syria, nơi Tổng thống Obama có trong tay tất cả các lá bài, nhưng lại loại bỏ việc sử dụng sức mạnh quân sự  Mỹ. Cho đến nay, các biện pháp trừng phạt đã thất bại trong việc ngăn chặn lực lượng của Tổng thống Bashar al-Assad đang trên đà chiến thắng.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/obama-nghi-ngo-hieu-qua-cua-viec-trung-phat-nga-a31151.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan