+Aa-
    Zalo

    Vì sao Mỹ “ngại” can thiệp quân sự vào Ukraine?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Có nhiều lý do giải thích vì sao can thiệp quân sự ở Ukraine vào thời điểm này là nguy hiểm và liều lĩnh đối với Mỹ.

    (ĐSPL) - Có nhiều lý do giải thích vì sao can thiệp quân sự ở Ukraine vào thời điểm này là nguy hiểm và liều lĩnh đối với Mỹ.
    Một câu hỏi được đặt ra là liệu Nga có dừng ở việc sáp nhập bán đảo Crimea, hay tiến hành các cuộc chinh phục tiếp theo?
    Vì sao Mỹ “ngại” can thiệp quân sự vào Ukraine?

    Vì sao Mỹ “ngại” can thiệp quân sự vào Ukraine?

    Chỉ có điều, khi các nhà hoạch định chính sách ở Nhà Trắng và Lầu Năm Góc đang cân nhắc xem phải làm gì nếu Nga xâm chiếm Đông Ukraine hoặc triển khai lực lượng ở những nơi khác trong khu vực, những sự lựa chọn ít ỏi cho thấy quân đội Mỹ đã thay đổi (theo hướng tiêu cực) như thế nào sau Chiến tranh lạnh.
    Đại tướng về hưu David  Deptula , một sĩ quan tình báo hàng đầu của Không quân Mỹ, nói với báo Daily Beast: “Hy vọng rằng tình hình giữa Nga và Ukraine sẽ dội một xô nước lạnh vào những người vốn tin rằng tất cả những việc mà chúng ta cần làm là chống nổi dậy. Nếu muốn duy trì vị thế siêu cường, Mỹ cần chuẩn bị về mọi mặt để thắng  trong nhiều cuộc chiến”.
    Mỹ đang mất dần ưu thế về không quân
    Trong một nửa thế kỷ, chiến lược quân sự Chiến tranh Lạnh tập trung vào Nga và tìm cách chiến thắng trong một cuộc chiến quy mô lớn. Trên mặt đất, chiến lược này tập trung vào xe tăng và vũ khí hạng nặng. Trên bầu trời, nó dựa trên sức mạnh không quân với công nghệ tàng hình và máy bay ném bom để tiêu diệt quân địch từ xa.
    Vì sao Mỹ “ngại” can thiệp quân sự vào Ukraine?

    Máy bay chiến đấu tàng hình F-35 của Mỹ.

    Hiện thời , có những dấu hiệu cho thấy lợi thế lâu nay về công nghệ không quân của Mỹ có thể bị xói mòn.
    Tướng Deptula nói rằng thế hệ máy bay chiến đấu tàng hình T-50 sẽ được Nga sản xuất hàng loạt sớm hơn dự kiến. Ông nói thêm: " Một khi T-50 được sản xuất hàng loạt, sẽ không có máy bay chiến đấu của bất cứ quốc gia nào trong NATO có thể đối phó, trừ F-22 và F-35".
    Chuyên gia quân sự  David Axe lưu ý rằng T-50 có thể phóng tên lửa tầm xa trong khi đang bay rất cao và nhanh. Loại máy bay này có thể khai thác lỗ hổng nghiêm trọng của quân đội Mỹ và đồng minh.
    Vì sao Mỹ “ngại” can thiệp quân sự vào Ukraine?

    Không có máy bay chiến đấu nào của NATO , trừ F-22 và F-35, có thể đối phó với T-50 của Nga.

    Trên tờ Air Power Australia, một cố vấn độc lập của Australia đã kết luận: "Về cơ bản, nếu không thay đổi chiến thuật của lực lượng không quân trong tương lai, thì ưu thế của Mỹ trong vài  thập kỷ sẽ sớm biến mất và không quân Mỹ sẽ trở thành một tàn tích lịch sử”.
    Trong khi máy bay của Nga dựa trên tốc độ cao và thời gian bay dài, thì máy bay Mỹ lại chủ yếu dựa vào khả năng  tàng hình để có thể tránh bị phát hiện và tấn công các mục tiêu ở khoảng cách gần hơn. Nhưng khả năng tàng hình hiện đang bị thách thức bởi những tiến bộ trong radar và vũ khí phòng không Nga .
     Đại tướng Deptula nói: "Nga có một lợi thế đáng kể về vũ khí đất đối không và đó là mối lo ngại đối với các máy bay tiên tiến thế hệ 5 của Mỹ. Nga có thể chống thâm nhập ở bất kỳ không phận nào, nếu nước này muốn”.
    Từ năm 2001, Lầu Năm Góc đã có lý do chính đáng để ưu tiên chi tiêu cho lục quân ở Iraq và Afghanistan hơn chuẩn bị cho các cuộc chiến tranh trong tương lai. Và kết quả là Mỹ có lực lượng không quân và hải quân lão “bị lão hóa”.
    Tướng về hưu Deptula nhận định: "Trong nhiều năm qua, ít người ở Mỹ nói về Nga và Trung Quốc đang xây dựng các hệ thống vũ khí tiên tiến như máy bay, tên lửa và tàu chiến để chống lại những máy bay, tên lửa và tàu chiến mà chúng ta có từ thời Chiến tranh lạnh”.
    Quân đội Mỹ ở Châu Âu bị cắt giảm đáng kể
    Một báo cáo phân tích về cắt giảm quốc phòng do Viện Doanh nghiệp Mỹ công bố năm 2013 cho biết: "Từ năm 2003, Lục quân Mỹ đã đóng cửa 100 căn cứ quân sự  ở Châu Âu  và đang có kế hoạch rút thêm 47 căn cứ về Mỹ từ nay đến năm 2015”.
    Vì sao Mỹ “ngại” can thiệp quân sự vào Ukraine?
    Nga có một lợi thế đáng kể về vũ khí đất đối không và đó là mối lo ngại đối với các máy bay tiên tiến thế hệ 5 của Mỹ.
    Báo cáo trên cho biết: "Hải quân Mỹ cũng đã cắt giảm căn cứ ở Châu Âu" và “từ năm 1990, Không quân Mỹ cũng đã rút 75\% số máy bay triển khai ở châu Âu". Báo cáo này cũng kết luận rằng Lầu Năm Góc đang có " kế hoạch tiếp tục cắt giảm khoảng thêm 15\% sự hiện diện của Mỹ ở Châu Âu trong thập kỷ tới".
    Không một ai, thậm chí cả Đại tướng Deptula, cho rằng sẽ xảy ra một cuộc chiến tổng lực giữa  Nga và Mỹ.  Nhưng điều đó lại không thể loại trừ và quân đội Mỹ cùng  nước đồng minh có thể sa vào một cuộc chiến ủy thác với một quân đội được Nga huấn luyện và trang bị.
    Quân đội Mỹ vốn dựa vào ưu thế công nghệ áp đảo. Nhưng trong tương lai, ưu thế này có thể sẽ không còn nữa
    Nguyễn Duyên(theo Yahoo News) 
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/vi-sao-my-ngai-can-thiep-quan-su-vao-ukraine-a26554.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Ukraine: “Báo động đỏ”!

    Ukraine: “Báo động đỏ”!

    (ĐSPL) - Tàu chiến tháo chạy khỏi Crimea, binh sĩ “trở cờ” hàng loạt… Ukraine đang ở trong tình trạng “báo động đỏ”.