+Aa-
    Zalo

    Status của một bác sỹ: Việt Nam có hàng nghìn Nina Phạm

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – Từ tin tức Nina Phạm nhiễm virus Ebola cho đến những tình huống “trớ trêu” khi làm bác sĩ, bác sĩ Võ Xuân Sơn nói lên sự hi sinh thầm lặng của người thầy thuốc.

    (ĐSPL) – Từ tin tức Nina Phạm nhiễm virus Ebola cho đến những tình huống “trớ trêu” là bác sĩ nhưng không may mắc phải HIV, bác sĩ Võ Xuân Sơn nói lên sự hi sinh thầm lặng của những người thầy thuốc, gây xúc động mạnh đến người đọc.

    Chia sẻ trên facebook cá nhân ngày 14/10 vừa qua, Bác sĩ Võ Xuân Sơn (55 tuổi) làm việc tại khoa phẫu thuật ở một phòng khám quốc tế (TP Hồ Chí Minh) đã có những chia sẻ về đại dịch Ebola và những câu chuyện “trớ trêu” khi bác sĩ không may nhiễm HIV trong lúc đang làm việc.

    Từ những câu chuyện có thực đó bác sĩ Võ Xuân Sơn khiến người đọc cảm nhận được sự hi sinh thầm lặng của những người thầy thuốc.

    Câu chuyện “trớ trêu” và sự hi sinh thầm lặng của người áo trắng

    Facebooker Oanh Nguyen chia sẻ: “Cảm ơn những bác sĩ tận tâm vì nghề”. Nickname Trang Ngo bình luận: “Sự hi sinh thầm lặng của những người áo trắng”. Còn facebooker Duc Thai Tran cho hay: “Bài viết quá tuyệt vời, đoạn trường ai có qua cầu mới hay, mình đã sống những ngày như thế, nhưng may thay số mạng mình chưa đến, mình vẫn yên vui mỗi ngày”.

    Dưới đây là toàn nội dung mà bác sĩ Võ Xuân Sơn chia sẻ:

    Virus Ebola và Nina Phạm

    Nina Phạm là một người gốc Việt ở Mỹ, làm việc tại một bệnh viện của Mỹ. Nina Phạm chăm sóc cho một bệnh nhân mà cả thế giới chú ý đến, dưới sự kiểm soát gắt gao của CDC, Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kì, một cơ quan có sức mạnh chi phối hầu khắp thế giới trong công tác phòng và chống nhiễm khuẩn.

    Vậy mà Nina vẫn bị lây, mà lại lây ngay cái căn bệnh quái ác, có khả năng giết người ghê gớm. Cả nước Mỹ rúng động, cả thế giới rúng động khi biết tin Nina bị nhiễm virus Ebola. Thực ra, Nina Phạm không phải nhân viên y tế đầu tiên bị nhiễm Ebola. Trước cô đã có 3 bác sĩ và 3 y tá bị lây bệnh kể từ đầu mùa dịch đến nay.

    Trong một đêm trực, một trường hợp bệnh nhân vô danh bị máu tụ trong sọ, test nhanh HIV (+). Nếu không mổ sớm, bệnh nhân sẽ chết. Mặc dù rất mệt mỏi, nhưng các bác sĩ, kĩ thuật viên, điều dưỡng lại bắt tay vào mổ. Ban đầu, những trường hợp như vậy còn ít, càng về sau càng nhiều, gần như cứ cách 1, 2 đêm chúng tôi lại gặp một trường hợp như vậy. Ngay cả những trường hợp HIV (-) cũng không an toàn hơn bao nhiêu.

    Câu chuyện “trớ trêu” và sự hi sinh thầm lặng của người áo trắng

    Lời chia sẻ của bác sĩ Võ Xuân Sơn trên facebook cá nhân.

    Rồi một hôm, phẫu thuật viên đang mổ cho một trường hợp HIV (+) thì kim đâm vào tay. Một vết đâm nhỏ nhưng là một cuộc khủng hoảng lớn đối với người bác sĩ đó và gia đình anh ta.

    Nhiều bác sĩ bị như vậy. Ai cũng phải giữ cho vợ con, gia đình trong vài tháng, vừa uống thuốc, vừa đi làm, vẫn mổ xẻ, vẫn tiếp tục phơi nhiễm với HIV, siêu vi viêm gan C, B… và đủ thứ bệnh lây nhiễm khác. Số lượng các bác sĩ bị kim dính máu nhiễm HIV đâm vào tay cứ tăng dần, tăng dần.

    Một trường hợp vô cùng éo le. Một bác sĩ phẫu thuật không được gia đình thông cảm cho nghề nghiệp của mình, tìm đủ mọi cách thuyết phục anh ta bỏ nghề, một trong các lí do là sự phơi nhiễm. Khi bị kim dính máu nhiễm HIV đâm vào tay, anh không dám thông báo cho gia đình vì sợ gia đình sẽ gây áp lực bắt anh bỏ nghề, đành âm thầm uống thuốc và làm việc trong im lặng.

    Nhưng anh phải giữ gìn cho vợ. Suốt mấy tháng trời, anh tìm cách trốn tránh nghĩa vụ làm chồng. Người vợ nghi ngờ, ghen tuông. Bạn bè, đồng nghiệp biết hoàn cảnh của anh giúp anh nói dối người vợ, để rồi khi vợ anh quay đi, họ lại thở dài, mấy cô điều dưỡng còn len lén giơ tay quệt nước mắt.

    Nhưng anh vẫn còn may. Một nữ điều dưỡng đã không may mắn như vậy. sau khi bị kim đâm vào tay, cô cũng áp dụng mọi biện pháp nhưng rồi vẫn bị nhiễm. Gia đình thông cảm, không rời bỏ cô. Cô vẫn đi làm. Không nhiều người ở chỗ làm biết cô bị nhiễm HIV. Họ chỉ thấy cô chìm dần, chìm dần vào sự cô độc, xa lánh dần mọi người, và dù có cố cười tươi đến đâu thì ánh mắt cô vẫn luôn đượm buồn.

    Câu chuyện “trớ trêu” và sự hi sinh thầm lặng của người áo trắng

    Sự hi sinh thầm lặng của thầy thuốc không phải ai cũng biết (Ảnh minh họa).

    Còn nhiều lắm những người như vậy. Họ không nổi tiếng, không được mấy người biết đến, phần vì nguyên tắc giữ bí mật cho người bệnh, phần vì họ không ở Mỹ, không làm việc dưới sự kiểm soát của CDC. Về tính chất nguy hiểm của bệnh tật thì tỉ lệ tử vong của AIDS còn cao hơn cả Ebola, chỉ là diễn tiến chậm hơn mà thôi.

    Người Mỹ, người Việt và mọi người đều thương cảm cho Nina Phạm, nhưng có mấy ai biết đến hàng trăm hàng ngàn những thầy thuốc khác cũng đang bị y như vậy tại Việt nam, đang ngày ngày vừa phải vật lộn với bệnh tật trong vô vọng, vừa phải lo cơm áo gạo tiền.

    Nina Phạm không ở đâu xa, ở đây, ngay trên đất Việt nam này, ngay ở những bệnh viện đông đúc, chật chội, hàng trăm hàng ngàn Nina Phạm thuần Việt, bằng xương bằng thịt tồn tại. Không mấy người biết đến câu chuyện của họ, không một phóng viên, một hãng truyền thông nào biết đến họ.

    Bên cạnh họ, có hàng vạn, hàng chục vạn người, bất cứ lúc nào cũng có thể gia nhập vào đội ngũ của những Nina Phạm Việt nam, ngày ngày lặng lẽ chịu đựng sự phơi nhiễm, luôn phải cắn răng chịu đựng những lời mạt sát, khinh miệt của một số người bệnh và gia đình người bệnh, thậm chí còn có thể là đối tượng của đám người quá khích hành hung".

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/status-cua-mot-bac-sy-viet-nam-co-hang-nghin-nina-pham-a55845.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan