+Aa-
    Zalo

    Tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 17/2: Nga tổn thất rất nhiều máy bay ở Syria

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 17/2: Nga tổn thất rất nhiều máy bay ở Syria; Mỹ khoe Su-35 không biết gì khi bị F/A-18E theo dõi;...

    Tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 17/2: Nga tổn thất rất nhiều máy bay ở Syria; Mỹ khoe Su-35 không biết gì khi bị F/A-18E theo dõi;...

    Nga tổn thất rất nhiều máy bay ở Syria

    Nga ghi nhận 35 trường hợp thiệt hại với máy bay không người lái ở Syria. Ảnh minh họa

    Kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự của Nga ở Syria, đã có 35 trường hợp thiệt hại được ghi nhận đối với các máy bay không người lái (UAV) của quân đội nước này.

    Số lượng UAV bị mất trong thực tế theo giới quân sự có thể cao hơn nhiều, tuy nhiên nhờ có những phương tiện tác chiến tương đối rẻ, quân đội Nga đã thu thập được thông tin có giá trị và loại bỏ thành công hàng nghìn tay súng thánh chiến.

    Theo thông tin được cung cấp, tổn thất lớn nhất là trong số các máy bay không người lái trinh sát của Nga là Orlan-10 - việc mất 20 UAV loại này đã được ghi nhận, trong khi việc mất các UAV khác cũng được báo cáo bao gồm:

    Garnet-4 - 3 chiếc; ZALA-421 - 3 chiếc; Eleron-3SV - 2 chiếc; Tachyon - 1 chiếc; Ptero - 1 chiếc; Forpost - 2 chiếc; Máy bay không người lái thuộc chủng loại không xác định - 2 chiếc.

    Cần lưu ý rằng không phải tất cả các máy bay không người lái đều bị các nhóm thánh chiến và khủng bố bắn hạ - một số máy bay bị rơi do trục trặc kỹ thuật, điều này nói chung cho thấy rằng việc sử dụng UAV trong chiến dịch quân sự của Nga ở Syria là rất thành công.

    Trong thời gian gần đây, quân đội Nga còn đang sử dụng chiến trường Syria để kiểm nghiệm tính năng hai loại UAV thế hệ mới của mình, đó là máy bay không người lái trinh sát - tấn công hạng nặng Orion cùng với UAV cảm tử (đạn tuần kích) Lancet do Kalasknikov Concern chế tạo.

    Không chỉ có vậy, còn xuất hiện nhiều thông tin cho rằng Nga sẽ sớm đưa cả UAV tấn công hạng nặng có tính năng tàng hình S-70 Okhotnik sang chiến trường Syria để "thử lửa".

    Chiến trường Syria rõ ràng là nơi vẫn đang được Moscow sử dụng tích cực như một thao trường để kiểm tra, đánh giá tính năng các loại vũ khí thế hệ mới nhất của mình.

    Rõ ràng thông qua cuộc chiến này, nhiều phương tiện tác chiến tối tân của Nga, trong đó có cả máy bay không người lái đã ngày càng trở nên hoàn thiện hơn nhiều so với chỉ thử nghiệm không chiến đấu.

    Tuy vậy theo các chuyên gia, khi triển khai số lượng lớn hơn chủng loại UAV, Nga có thể thu được nhiều kinh nghiệm quý báu nhưng cũng đối mặt với nguy cơ chịu tổn thất nhiều hơn, đặc biệt khi Thổ Nhĩ Kỹ cũng cung cấp thêm vũ khí cho phiến quân.

    Mỹ khoe Su-35 không biết gì khi bị F/A-18E theo dõi

    Tiêm kích F/A-18.

    Trong báo cáo của Tập đoàn RAND (RAND Corporation) chuyên làm việc cho quân đội Mỹ, F/A-18E đã áp sát Su-35 trên bầu trời Syria mà không bị phát hiện.

    Vụ việc diễn ra hồi đầu năm 2017 khi những chiếc F/A-18E Super Hornet đang thực hiện tuần tra chiến đấu để hỗ trợ cho lực lượng Dân chủ (SDF) trên mặt đất ở phía đông bắc Syria.

    "Tiêm kích Nga đã bị giám sát bởi chiếc F/A-18E Super Hornet, dù tại thời điểm đó, hệ thống cảm biến hồng ngoại nhìn xa (FLIR) trên máy bay đang gặp lỗi.

    Ngay lập tức, tiêm kích của chúng tôi đã chuyển sang chế độ không đối không để theo dõi tiêm kích Nga. Rất may, chiếc Su-35 đã không có động thái gây hấn nào và F/A-18E đã hoàn thành nhiệm vụ của mình trong bí mật", RAND cho biết.

    Điều đặc biệt là trong chuyến bay này, máy bay Mỹ đã phát hiện chiếc Su-35 mang theo tên lửa R-77-1 RVV-SD - vũ khí hiếm khi xuất hiện tại Syria. Được biết, chiếc F/A-18E thực hiện vụ áp sát Su-35 nói trên thuộc phi đôi tiêm kích VFA-131 của Hải quân Mỹ.

    Theo tạp chí National Interest, kể từ khi Nga triển khai các máy bay chiến đấu ở Syria, trong số này có những loại máy bay chiến đấu tiên tiến đa năng như Su-30SM, Su-34 và Su-35S, nhưng rất hiếm khi chúng được trang bị các loại tên lửa không đối không mới nhất.

    Thông thường tiêm kích Nga tại Syria chỉ trang bị tên lửa không đối không R-27 tầm trung với hệ thống radar bán chủ động và hệ thống dẫn đường bằng hồng ngoại, loại tên lửa này đã được phát triển bởi Liên Xô. Chỉ duy nhất một trường hợp nhìn thấy Su-35 mang theo tên lửa R-77 RVV-SD với radar chủ động.

    Loại tên lửa này tương đương với tên lửa của Mỹ AIM-120 AMRAAM do công ty Hughes /Raytheon sản xuất. Vậy tại sao các máy bay chiến đấu của Nga ít khi được mang theo các loại tên lửa không đối không hiện đại? Câu hỏi này đã được chuyên gia quân sự Mikhail Barabanov, Tổng biên tập tạp chí Moscow Defense Brief giải thích và được xuất bản bởi Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ.

    Theo ông Brief, một trong những nguyên nhân là R-77, hiện tại loại tên lửa R-77 RVV-SD được sản xuất với số lượng chưa nhiều. Nguyên nhân thứ hai điện Kremlin cho rằng, trong quá trình chiến đấu tiêu diệt quân khủng bố ngẫu nhiên có sự xung đột trên không với không quân Mỹ và các nước đồng minh thực tế là không thể xảy ra.

    "Các tên lửa RVV-SD được sử dụng trên máy bay Nga ở Syria, nhưng bởi vì nguồn lực kinh tế có hạn nên không phải lúc nào cũng sử dụng. Nếu chúng được lắp đặt trên máy bay, thì với mục đích cho Mỹ, NATO và Thổ Nhĩ Kỳ thấy rằng Nga có loại tên lửa hiện đại này", ông Barabanov nhấn mạnh.

    Phiên bản đầu tiên của tên lửa R-77 bắt đầu được phát triển thời Liên Xô vào giữa năm 1980. Tuy nhiên, sau sự sụp đổ của Liên Xô, quân đội Nga đã quyết định không trang bị loại tên lửa này do thiếu kinh phí.

    Vào giữa những năm 2000, Nga đã khôi phục lại chương trình phát triển R-77. Vì vậy, sau một thời gian làm việc tên lửa R-77 RVV-SD chính thức xuất hiện. Hợp đồng cung cấp đầu tiên của chúng đã được ký bởi Bộ Quốc phòng Nga vào năm 2009, cùng thời gian với hợp đồng mua Su-35, ông Barabanov cho biết. Việc giao hàng đã bắt đầu vào năm 2011.

    Cho tới bây giờ đã có thêm hai bản hợp đồng lớn mua tên lửa RVV-SD vào năm 2012 và năm 2015. Tất cả tên lửa đã được chuyển giao trong giai đoạn 2016-2017. Sau khi hoàn thành hợp đồng này Lực lượng hàng không vũ trụ Nga sẽ có đủ số lượng tên lửa R-77 RVV-SD để chống lại tất cả các mối đe dọa, ông Mikhail Barabanov khẳng định.

    Hoa Vũ (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tinh-hinh-chien-su-syria-moi-nhat-ngay-172-nga-ton-that-rat-nhieu-may-bay-o-syria-a356248.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan