+Aa-
    Zalo

    TQ ưu tiên tranh chấp Biển Đông hơn tìm kiếm MH370?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Đối với Cảnh sát biển Trung Quốc, tranh chấp lãnh thổ với Philippines xem ra quan trọng hơn việc tìm kiếm cứu hộ chuyến bay MH370 mất tích.

    (ĐSPL) - Đối với Cảnh sát biển Trung Quốc, tranh chấp lãnh thổ với Philippines xem ra quan trọng hơn việc tìm kiếm cứu hộ chuyến bay MH370 mất tích.
    Đó là nhận định của học giả Mỹ Bill Hayton đang giảm dạy tại Đại học Yale.
    TQ ưu tiên tranh chấp lãnh thổ hơn tìm kiếm MH370?

    Trong thời gian tìm kiếm chuyến bay MH370 mất tích, tàu Cảnh sát biển Trung Quốc vẫn siết chặt bao vây thủy quân lục chiến Philippines ở Bãi Cỏ Mây.

    Theo học giả Mỹ Bill Hayton, xem xét kỹ phản ứng của Trung Quốc trước việc chuyến bay MH370 mất tích, người ta đặt câu hỏi về sự lựa chọn ưu tiên của chính phủ ở Bắc Kinh. Trong những ngày quan trọng đầu tiên của việc tìm kiếm chiếc Boeing 777-200 của Malaysia Airlines và 239 người trên máy bay, Bắc Kinh đã ưu tiên tranh chấp lãnh thổ với Philippines hơn việc tìm kiếm những người có thể còn sống sót trên chuyến bay MH370.
    Chuyến bay MH370 biến mất khỏi màn hình radar dân sự trên Biển Đông vào lúc hơn 1 giờ sáng (giờ địa phương) ngày 8/3/2014, nhưng thế giới chỉ được thông báo sau khi máy bay không hạ cánh xuống sân bay quốc tế  Bắc Kinh vào lúc 6h30 sáng (giờ địa phương).
    Trong ngày 8/3, Hải quân Trung Quốc đã ra lệnh cho 3 tàu chiến đang cập cảng tại đại lục tham gia các nỗ lực tìm kiếm chuyến bay MH370 bị mất tích. Đội tàu này bao gồm tàu khu trục tên lửa Hải Khẩu, hai tàu tấn công đổ bộ Tỉnh Cương Sơn và Côn Lôn Sơn đã phải xuất phát từ cảng Tam Á trên đảo Hải Nam và cảng Trạm Giang của tỉnh Quảng Đông.
    Đáng chú ý là hầu hết các tàu tìm kiếm cứu hộ đều được điều động từ xa đến, trong khi hầu hết các tàu Cảnh sát biển Trung Quốc ở gần nơi máy bay bị rơi lại không được điều động, trừ con tàu mang số hiệu 3411. Khoảng cách của các tàu này đến nơi bị nghi là máy bay Boeing 777-200 của Malaysia bị rơi chỉ bằng một nửa so với khoảng cách của các tàu di chuyển từ Trung Quốc đại lục.
    Có thể thấy rằng Cảnh sát biển Trung Quốc đã ưu tiên cái gì đó quan trọng hơn cả "cuộc sống và cái chết" và đó là lãnh thổ.
    Trong suốt cuộc tìm kiếm chuyến bay MH370 mất tích, ít nhất 5 tàu ​​Cảnh sát biển vẫn ở lại làm nhiệm vụ phong tỏa: 3 chiếc gần bãi cạn Scarborough ngoài khơi đảo Luzon (Philippines) và 2 xung quanh Bãi Cỏ Mây (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam trên Biển Đông).
    Trung Quốc đã kiểm soát trên thực tế bãi cạn Scarborough hồi tháng 4/2012 và đang cố gắng làm cái điều tương tự đối với Bãi Cỏ Mây. Sự khác biệt ở Bãi Cỏ Mây so với bãi cạn Scarborough là Philippines đã triển khai một đơn vị nhỏ thủy quân lục chiến đồn trú ở đây từ năm 1999. Tháng 5/1999, Hải quân Philippines đã cố tình để một chiếc tàu đổ bộ có từ Chiến tranh thế giới thứ 2 mắc cạn ở Bãi Cỏ Mây và đưa quân đồn trú để đánh dấu chủ quyền.
    TQ ưu tiên tranh chấp lãnh thổ hơn tìm kiếm MH370?

    Tàu đổ bộ mà Philippines cố tình để mắc cạn tại Bãi Cỏ Mây và đưa thủy quân lục chiến đồn trú năm 1999.

    Tàu Trung Quốc bắt đầu bao vây xung quanh chiếc tàu làm căn cứ cho thủy quân lục chiến Philippines từ giữa năm ngoái, ngăn chặn chạy hậu cần Philippines tiếp tế cho lực lượng lính thủy đánh bộ đóng trên con tàu mắc cạn này. Do cơn bão Haiyan, các tàu Trung Quốc đã rút đi để rồi trở lại chỉ vài ngày sau. Kể từ đó, cuộc bao vây đã được siết chặt lại. Ngày 9/3, trong khi các tàu chiến Trung Quốc đang bận rộn với công việc tìm kiếm chuyến bay MH370 mất tích, 2 tàu Cảnh sát biển Trung Quốc đã ngăn chặn 2 tàu Philippines trên đường đi tới Bãi Cỏ Mây. Phía Trung Quốc nói rằng 2 tàu Philippines đã chở vật liệu xây dựng nhằm mục đích củng cố căn cứ trên rạn san hô này.
    Thời điểm tàu Trung Quốc chặn tàu Philippines dường như có ý nghĩa nào đó. Ngày 30/3 là thời hạn cuối cùng để chính phủ của Philippines nộp bằng chứng lên Tòa án Trọng tài quốc tế về việc tuyên bố chủ quyền trong phạm vi cái gọi là bản đồ "đường 9 đoạn" của Trung Quốc là không phù hợp với luật pháp quốc tế. Hồi cuối tháng 2/2014, báo chí Philippines đã loan tin rằng các nhà ngoại giao Trung Quốc đã mời chào một số "ưu đãi" cho Philippines để nước này từ bỏ vụ kiện nói trên. Trong số các biện pháp "ưu đãi" có đề nghị chấm dứt phong tỏa bãi cạn Scarborough. Phía Philippines đã từ chối và từ đó, Trung Quốc siết chặt hơn việc phong tỏa Bãi Cỏ Mây. Không thể đến Bãi Cỏ Mây bằng đường biển, quân đội Philippines đã phải dùng máy bay thả thức ăn và nước uống cho đơn vị thủy quân lục chiến đang đồn trú ở con tàu mắc cạn.
    Có vẻ như đây là một chiến lược chính trị có chủ ý của Bắc Kinh - bỏ đói các đơn vị đồn trú, buộc thủy quân lục chiến Philippines rời bỏ vị trí đồn trú và cho phép Trung Quốc lặp lại thành công ở bãi cạn Scarborough. Xem ra, đối với Trung Quốc, tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông còn quan trọng hơn việc tìm kiếm chuyến bay MH370 mất tích, một chuyến bay có tới 2/3 là hành khách người Trung Quốc.
    Minh Đức(theo The Diplomat)
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tq-uu-tien-tranh-chap-bien-dong-hon-tim-kiem-mh370-a26804.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan