+Aa-
    Zalo

    Triều Tiên không từ bỏ thử nghiệm hạt nhân

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Bộ trưởng ngoại giao Triều Tiên Ri Yong-ho cảnh báo về cuộc thử nghiệm hạt nhân trong khí quyển trên Thái Bình Dương không phải là lời nói suông.

    Bộ trưởng ngoại giao Triều Tiên Ri Yong-ho cảnh báo về cuộc thử nghiệm hạt nhân trong khí quyển trên Thái Bình Dương không phải là lời nói suông.

    "Vệ tinh Triều Tiên thường xuyên đi qua Mỹ từ hướng nam ở độ cao có thể phát động tấn công EMP đối với khoảng 48 bang của Mỹ", Tiến sĩ Peter Vincent Pry cho biết. Trước đó, hai quan chức cấp cao của quân đội Nga được cho là đã tiết lộ với Ủy ban EMP của Mỹ rằng phía Triều Tiên có thể đã nắm được đầy đủ thông tin về công nghệ EMP.

    Nói về nguyên lý hoạt động của vũ khí EMP, ông Pry cho biết, về mặt kỹ thuật, việc phát động một cuộc tấn công bằng EMP khá dễ dàng do nó được kích nổ trên độ cao rất lớn, không cần đến các thiết bị chuyên chở phức tạp hay hệ thống dẫn đường như tên lửa đạn đạo.

    Nguyên tắc hoạt động của vũ khí xung mạch điện từ là khi phát nổ, nó sẽ tạo ra một trường điện từ cực lớn, phá hủy các lưới điện, gây nghẽn mạch và phá hủy về mặt vật lý các thiết bị điện tử trong phạm vi tác chiến, gây ra những tổn thất rất nghiêm trọng cho các thiết bị chỉ huy, điều khiển.

    Khi các hệ thống này bị vô hiệu hóa, sức chiến đấu của vũ khí bị vô hiệu hóa. Và EMP của Triều Tiên có thể sẽ kéo lui nước Mỹ vài thế kỷ, khi chưa có điện, máy lạnh, điện thoại thông minh, ông Pry cảnh báo

    Vào tháng trước, Bộ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Ri Yong-ho cảnh báo Bình Nhưỡng có thể cân nhắc tiến hành "vụ nổ mạnh nhất" của một quả bom nhiệt hạch trên Thái Bình Dương trong lúc căng thẳng leo thang với Mỹ. Ông Ri đưa ra tuyên bố trên sau khi Tổng thống Donald Trump cảnh báo Triều Tiên sẽ bị hủy diệt hoàn toàn nếu đe dọa Mỹ.

    Tuần trước, giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) Mike Pompeo nói Triều Tiên có thể chỉ mất thêm vài tháng trước khi đủ khả năng tấn công Mỹ bằng vũ khí hạt nhân. Các chuyên gia cho rằng cuộc thử nghiệm trong khí quyển có thể là một cách chứng minh khả năng trên.

    Lãnh đạo Kim Jong-un kiểm tra thứ được cho là bom nhiệt hạch. Ảnh: KCNA

    Vào tuần tới, Tổng thống Donald Trump sẽ đến thăm châu Á để thúc đẩy nỗ lực gây áp lực với Triều Tiên, buộc nước này từ bỏ chương trình tên lửa và hạt nhân. Các quan chức Nhà Trắng cho biết ông Donald Trump đang tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho vấn đề. Tuy nhiên, tất cả các biện pháp, bao gồm cả quân sự, đều sẽ được thảo luận.

    Một thủ lĩnh đối lập của Hàn Quốc, ông Hong Jun-pyo, trả lời hãng tin Reuters tại Washington vào ngày 25/10 rằng ông ủng hộ lập trường cứng rắn của ông chủ Nhà Trắng.

    Theo lời ông Hong, phần lớn người Hàn Quốc muốn đưa những vũ khí hạt nhân chiến thuật của Mỹ trở lại bán đảo Triều Tiên hoặc để Hàn Quốc tự phát triển khả năng hạt nhân. Tuy nhiên, điều này có rất ít khả năng xảy ra, bởi nó có thể ảnh hưởng đến việc Seoul và Washington yêu cầu Bình Nhưỡng từ bỏ vũ khí hạt nhân.

    Ngày 25/10, khi được hỏi liệu ông có đến khu vực phi quân sự giữa 2 miền Triều Tiên trong chuyến thăm châu Á sắp tới hay không, Tổng thống Donald Trump từ chối trả lời và tỏ ra bí ẩn khi nói rằng sẽ có điều ngạc nhiên xảy ra.

    Theo lịch trình, ông Donald Trump sẽ khởi hành vào ngày 3/11, đến thăm các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam và Philippines.

    Hằng Thanh(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/trieu-tien-khong-tu-bo-thu-nghiem-hat-nhan-a206704.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan