+Aa-
    Zalo

    Trung Quốc ngầm thừa nhận Crimea thuộc Liên bang Nga

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Trung Quốc tham gia vào các dự án nhằm thiết lập hành lang kinh tế và giao thông mới ở Crimea. Điều này có thực sự có lợi cho Trung Quốc?

    (ĐSPL) – Thông qua việc đầu tư vào hàng loạt các dự án kinh tế lớn, trên thực tế Trung Quốc đã ngầm thừa nhận Crimea là một phần lãnh thổ Liên bang Nga.
    Đây liệu có phải là một sự khôn ngoan của Trung Quốc hay chỉ là động thái để lấy lòng Nga?
    Dự án Trung - Nga là sự khôn ngoan hay chỉ để lấy lòng Nga?

    Thỏa thuận xây dựng hành lang giao thông nối liền bán đảo Crimea với Nga có thể được ký kết trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Putin cuối tháng này.

    Hãng thông tấn RIA Novosti của Nga dẫn lời Giám đốc Viện Nghiên cứu Chính trị  khu vực Biển Đen và Caspian – ông Vladimir Zakharov - nói Trung Quốc hoàn toàn hiểu tình hình đang diễn ra ở Crimea và có kế hoạch đầu tư hàng tỷ USD vào bán đảo này. Như vậy, trên thực tế, Trung Quốc đã thừa nhận Crimea là một phần của Nga một cách tự nguyện chứ không phải là bắt buộc như những gì Mỹ và các nước phương Tây ngộ nhận. Việc  tham gia dự án xây dựng hành lang giao thông nối liền bán đảo Crimea với đất liền ở Nga đã phản ánh một cách cụ thể các mục tiêu địa chính trị của Trung Quốc ở khu vực.
    Theo phân tích của ông Zakharov, Trung Quốc đã hiểu được tầm quan trọng chiến lược của khu vực. Đồng thời Bắc Kinh cũng biết sẽ thu được lợi nhuận gấp hàng trăm lần so với khoản tiền đầu tư mà Trung Quốc đã bỏ ra. Ông Zakharov nói thêm: "Trung Quốc không bao giờ lãng phí tiền bạc vào những dự án rủi ro. Trước khi quyết định đầu tư, họ đã tiến hành nghiên cứu rất nghiêm túc và kỹ lưỡng. Và trong trường hợp này, Trung Quốc đang tiến hành mở rộng đầu tư vào một thị trường mới là Crimea, một con đường dẫn đến Biển Đen và khu vực Địa Trung Hải".
    Dự án Trung - Nga là sự khôn ngoan hay chỉ để lấy lòng Nga?

    Bán đảo Crimea là cánh cửa mở ra Biển Đen và khu vực Địa Trung Hải.

    Trước đó ngày 5/5, báo Kommersant của Nga đưa tin các công ty Trung Quốc có thể tham gia vào việc xây dựng một hành lang giao thông dẫn tới Crimea thông qua Eo biển Kerch ở Biển Đen. Cũng theo nguồn tin này, Tổng công ty xây dựng đường sắt nhà nước Trung Quốc (CRCC) và các Quỹ đầu tư tư nhân Trung Quốc (CIF) đang có kế hoạch tham gia vào dự án trị giá 3 tỷ USD này. 
    Bộ Giao thông vận tải Nga cũng đang chuẩn bị một bản ghi nhớ về việc xây dựng hành lang giao thông nói trên và một thỏa thuận có thể được ký kết ngay trong chuyến thăm của Tổng thống Nga Vladimir Putin đến Trung Quốc vào cuối tháng này.
    Mô hình kỹ thuật chính thức của dự án vẫn chưa được phê duyệt. Tuy nhiên, theo dự đoán, đó có thể đó sẽ là một cây cầu kết hợp giữa giao thông đường sắt và đường bộ, hoặc một phần của tuyến đường sẽ là đường hầm xuyên biển.
    Dự án Trung - Nga là sự khôn ngoan hay chỉ để lấy lòng Nga?

    Cây cầu vượt biển ở Vladivostok, Viễn Đông, Liên bang Nga.

     
    Theo các nguồn tin của tờ Kommersant, việc hợp tác này không có nghĩa là các nhà thầu Nga không được phép tham gia dự án. Ngược lại, tất cả các công ty xây dựng cơ sở hạ tầng hàng đầu đều bày tỏ sự quan tâm đối với hành lang giao thông mới này. Tổng chi phí dự án xây cầu ước tính khoảng 45,4 tỷ rúp (tương đương với 1,27 tỷ  USD).
    Cũng trong tháng trước, Cục Giao thông vận tải của Nga cho biết cây cầu bắc qua  Eo biển Kerch liên kết khu vực Krasnodar miền nam nước Nga với bán đảo Crimea. Cây cầu này có thể giúp làm tăng gấp 3 lần lượng khách du lịch đến Crimea. Bộ Trưởng Du lịch Crimea, Yelena Yurchenko, cũng cho biết bán đảo này sẵn sàng đón tiếp 6 triệu khách du lịch trong năm nay.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/trung-quoc-ngam-thua-nhan-crimea-thuoc-lien-bang-nga-a31876.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan