+Aa-
    Zalo

    Vì sao Mỹ cho “chim săn mồi” F-22 lần đầu không kích IS ở Syria?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – Chiến dịch không kích phiến quân IS ở Syria cũng là lần đầu tiên Mỹ sử dụng chiến đấu cơ tối tân nhất, chiếc F-22 Raptor vào thực chiến.

    (ĐSPL) – Chiến dịch không kích phiến quân IS ở Syria cũng là lần đầu tiên Mỹ sử dụng chiến đấu cơ tối tân nhất, chiếc F-22 Raptor vào thực chiến.
    BBC ngày 23/9 dẫn lời một quan chức Mỹ cho biết F-22 Raptor, loại chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 đắt tiền và gây tranh cãi, nằm trong số những máy bay được sử dụng trong đợt không kích đầu tiên nhằm xuống các mục tiêu IS tại Syria.
    F-22 Raptor là chiến đấu cơ tối tân nhất của Mỹ
    Được xem là chiến đấu cơ tối tân nhất thế giới, F-22 Raptor được kỳ vọng sẽ trở thành xương sống của không lực Mỹ.
    Vì sao Mỹ cho “chim săn mồi” F-22 không kích IS ở Syria?

    F-22 Raptor là chiến đấu cơ tối tân nhất trong biên chế quân đội Mỹ.

    F-22 Raptor có thể tiến hành các chuyến bay tầm xa với vận tốc siêu thanh, mang theo nhiều loại vũ khí bao gồm cả bom và là mẫu chiến đấu cơ tàng hình tiên tiến nhất thế giới.
    Vào thời điểm giữa năm 2006, chi phí sản xuất một chiếc F-22 Raptor vào khoảng 120 triệu USD. Nếu cộng thêm cả chi phí nghiên cứu thì con số sẽ lớn hơn nhiều.
    Tháng 4/2006, chi phí toàn bộ cho mỗi chiếc F-22 Raptor được Văn phòng kiểm toán Chính phủ Mỹ ước tính là 361 triệu USD.
    Tuy nhiên, F-22 Raptor mang tiếng là chiếc tiêm kích đắt nhất thế giới nhưng cũng là vô dụng nhất thế giới. Nó chưa một lần tham gia các chiến dịch quân sự của Mỹ và hiếm hoi lắm mới chỉ có một vài lần rời khỏi lãnh thổ Mỹ.
    Bộ Quốc phòng Mỹ khi đó biện minh rằng, đơn giản là không có nhiệm vụ nào phù hợp cho F-22 Raptor.
    Vì sao Mỹ cần đến F-22 Raptor để không kích IS?
    Sử dụng chiến đấu cơ tối tân nhất để oanh tạc một tổ chức khủng bố không có khả năng phòng không, chính phủ Mỹ đang phải hứng chịu nhiều sự chỉ trích của người dân.
    Vì sao Mỹ cho “chim săn mồi” F-22 không kích IS ở Syria?

    Đây mới là lần đầu tiên F-22 Raptor đảm nhận nhiệm vụ thực chiến đầu tiên.

    Nhiều người Mỹ cho rằng với nhiệm vụ không kích đơn thuần, chiến đấu cơ F-15E hay các máy bay ném bom chuyên dụng như B-1 là quá đủ để đảm nhiệm vai trò tấn công phiến quân Hồi giáo IS.
    Các chuyên gia quân sự cũng từng chỉ ra rằng dù có thể thực hiện nhiệm vụ ném bom nhưng ưu điểm mạnh nhất của chiếc F-22 Raptor là khả năng không chiến với các máy bay chiến đấu khác. Tuy vậy, điều này lại rất khó xảy ra trong tương lai gần.
    Vì thế, việc sử dụng chiếc F-22 Raptor để oanh tạc IS không có mục đích nào khác ngoài “thử nghiệm” khả năng tác chiến trên chiến trường thực sự của các phi công lái chiếc F-22.
    Trong đoạn video mới được Lầu Năm Góc công bố ghi lại hình ảnh F-22 Raptor tấn công mục tiêu dưới mặt đất ở Syria, Trung tướng William Mayville, chỉ huy các chiến dịch của Bộ Tham mưu Liên quân Mỹ mô tả chiếc F-22 mang theo loại vũ khí tấn công chính xác nhất chỉ công phá phần bên phải của tòa nhà và tiêu diệt toàn bộ mục tiêu bên trong mà không làm hư hại kết cấu của khu nhà.
    Với những vũ khí chính xác như vậy, nước Mỹ muốn giảm thiểu đến mức thấp nhất khả năng bắn nhầm vào dân thường cũng như việc phá hủy các công trình xây dựng một cách không cần thiết.
    F-22 Raptor – vũ khí “răn đe” của Mỹ
    Các chuyên gia quân sự dự đoán, F-22 Raptor không kích IS ở Syria từ căn cứ không quân Al Dhafra, Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE). Đây là nơi đóng quân của Không đoàn số 1, Mỹ. F-22 có khả năng hỗ trợ chiến đấu và bảo vệ cho máy bay ném bom và tiêm kích của Mỹ cùng các đồng minh. Ngoài ra, nó có thể tấn công thẳng vào trung tâm chỉ huy và kiểm soát của đối phương.
    Vì sao Mỹ cho “chim săn mồi” F-22 không kích IS ở Syria?

    Giới chức Mỹ đánh giá F-22 Raptor hoàn toàn vượt trội so với các loại máy bay phản lực chiến đấu khác.

    Không loại trừ khả năng, chính phủ Mỹ vẫn lo ngại hệ thống phòng không của chính quyền Syria khi các máy bay Mỹ tiến sâu vào trong không phận nước này. Vì vậy, chiếc F-22 sẽ vừa đóng vai trò không kích vừa đảm nhận sứ mệnh hỗ trợ các chiến đấu cơ khác rút khỏi khu vực một cách an toàn nếu như có tình huống xấu xảy ra.
    Việc sử dụng F-22 Raptor không kích IS ở Syria cũng nhằm “răn đe” các quốc gia đối địch với Mỹ ở Trung Đông như Iran, Syria hay các tổ chức khủng bố cực đoan chống Mỹ ở Afghanistan và Pakistan. Đây cũng là câu trả lời mạnh mẽ nhất mà chính phủ Mỹ giành cho phiến quân Hồi giáo IS.
    Mới đây, Lầu Năm Góc cũng điều 6 chiến đấu cơ tàng hình F-22 đến tham gia của tập trận chung với Malaysia như một tín hiệu cảnh báo mạnh mẽ tới Trung Quốc. Malaysia hiện là trọng tâm trong các nỗ lực của Lầu Năm Góc nhằm đẩy mạnh các mối quan hệ giữa Mỹ và các quốc gia Đông Nam Á.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/vi-sao-my-cho-chim-san-moi-f-22-lan-dau-khong-kich-is-o-syria-a52145.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan