+Aa-
    Zalo

    Bộ Y tế chỉ đạo phòng chống sởi tại các tỉnh thành

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Trước diễn biến bất thường của bệnh sởi, Bộ Y tế yêu cầu giám sát chặt chẽ tình hình bệnh sởi tại cộng đồng và các cơ sở y tế.

    (ĐSPL) - Sau khi đi thị sát tình hình bệnh sởi tại Bệnh viện Nhi Trung ương, Bộ Y tế đã có công văn khẩn đề nghị sở y tế các tỉnh thành khẩn trương rà soát, phòng chống dịch sởi trên diện rộng.
    Theo thông tin từ Bộ Y tế, tính đến ngày 16/4, cả nước đã ghi nhận 3.126 trường hợp mắc sởi, trên 8.441 người bị phát ban nghi mắc sởi tại 61/63 tỉnh, thành phố.
    Bộ Y tế: Khẩn trương phòng chống dịch sởi tại các tỉnh thành
    Sởi bùng phát khiến nhiều bệnh nhi nguy kịch.
    Trước diễn biến bất thường của bệnh sởi, Bộ Y tế yêu cầu giám sát chặt chẽ tình hình bệnh sởi tại cộng đồng, phát hiện sớm, tổ chức cách ly các trường hợp mắc bệnh, khoanh vùng dịch và xử lý triệt để ổ dịch.
    Công văn đề nghị tổ chức phân tuyến điều trị tại các bệnh viện, tập trung các nguồn lực điều trị bệnh nhân, không để tình trạng chuyển tuyến bệnh nhân trong khả năng điều trị, để tránh lây nhiễm bệnh sởi và các bệnh đường hô hấp.
    Cũng theo Bộ Y tế, khi chưa đủ điều kiện công bố dịch theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về điều kiện công bố dịch, công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm, các địa phương tiến hành việc cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh một cách chính xác. Tổ chức tuyên truyền đưa trẻ đi tiêm vắc xin sởi, và thực hiện các biện pháp phòng bệnh.
    Bổ sung thêm phác đồ điều trị sởi
    Phát biểu với báo giới chiều 16/4, ông Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho biết: Bệnh sởi dễ dàng bị lây nhiễm hoặc bội nhiễm các vi sinh vật trong môi trường, đặc biệt là những môi trường bệnh viện có những vi khuẩn đa kháng với kháng sinh. Do đó các vi khuẩn đa kháng này rất nặng và gây ra nguy cơ tử vong cao.
    Sau khi nắm tình hình, Hội đồng chuyên môn họp đã thống nhất, ngoài các phác đồ chung đã được Bộ Y tế ban hành vào năm 2009 thì sẽ bổ sung thêm cách sử dụng gamma globulin.
    Đây là chất tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Có tất cả 2 loại, một loại tiêm bắp, một loại tiêm tĩnh mạch. "Chúng tôi đã phân chia những trường hợp nặng thì phải tiêm tĩnh mạch để nâng cao sức miễn dịch", ông Kính nói.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bo-y-te-chi-dao-phong-chong-soi-tai-cac-tinh-thanh-a29712.html
    Lý do Hà Nội chưa công bố dịch sởi?

    Lý do Hà Nội chưa công bố dịch sởi?

    (ĐSPL) – Hà Nội là địa phương dẫn đầu cả nước về số bệnh nhân mắc và tử vong do Sởi. Và, Hà Nội có công bố dịch sởi hay không? Đó vẫn là câu hỏi đang chờ câu trả lời.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Lý do Hà Nội chưa công bố dịch sởi?

    Lý do Hà Nội chưa công bố dịch sởi?

    (ĐSPL) – Hà Nội là địa phương dẫn đầu cả nước về số bệnh nhân mắc và tử vong do Sởi. Và, Hà Nội có công bố dịch sởi hay không? Đó vẫn là câu hỏi đang chờ câu trả lời.