+Aa-
    Zalo

    Máy bay Malaysia mất tích: Radar bị "mù"?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Những bí ẩn xung quanh máy bay Malaysia mất tích đặt ra một câu hỏi: Làm thế nào mà chiếc Boeing 777 khổng lồ lại thoát khỏi "mắt thần" radar?

    (ĐSPL) - Những bí ẩn xung quanh máy bay Malaysia mất tích đặt ra một câu hỏi: Làm thế nào mà chiếc Boeing 777 khổng lồ lại thoát khỏi "mắt thần" radar?
    Chuyến bay MH370 của Malaysia Airlines đã mất tích hơn 1 giờ sau khi cất cánh từ thủ đô Kuala Lumper và đang bay trên Vịnh Thái Lan. Hiện thời, sau 4 ngày tìm kiếm, người ta vẫn chưa rõ về số phận của 227 hành khách cùng 12 người trong phi hành đoàn đi trên máy bay.
    Máy bay Malaysia mất tích: Radar bị

    Máy bay Malaysia mất tích: Radar bị "mù"?

    Giáo sư Sid McGuirk của Đại học hàng không Embry-Riddle ở Florida nói với mạng tin LiveScience: "Đây là một vụ rất không bình thường. Nó rất bất thường, khi một chiếc máy bay đang bay ở độ cao như vậy lại biến mất khỏi màn hình radar".
    Hai hệ thống radar
    Để theo dõi máy bay chở khách phản lực thương mại, các cơ quan kiểm soát không lưu thường sử dụng hai loại radar. Radar "chính"  xác định vị trí của một chiếc máy bay bằng cách phân tích các tín hiệu phản hồi, còn radar "thứ cấp" hoặc "tăng cường" thì yêu cầu thông tin của mỗi máy bay, được gửi từ một thiết bị trên máy bay chở khách phản lực được gọi là Transponder.
    Theo giáo sư McGuirk, mỗi trạm radar trên đất liền có phạm vi sục sạo khoảng 320 km. Vì vậy, máy bay chở khách trên các chuyến bay xuyên đại dương đôi khi cũng ra khỏi phạm vi theo dõi của radar. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng không bị theo dõi.
    Chuyên gia Emily McGee của Flight Safety Foundation - một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Alexandria, bang Virginia - nói:  "Các tổ bay thường sử dụng kết hợp thiết bị vô tuyến cao tần (HF), thông tin liên lạc qua vệ tinh để báo cáo cho  kiểm soát không lưu (ATC) một cách chính xác về thời gian, vị trí và trạng thái bay. Sau đó, họ cập nhật ATC với các báo cáo lộ trình bằng lời nói hoặc văn bản tại vị trí địa lý được xác định... Các hãng hàng không nộp kế hoạch bay và máy bay được dự kiến ​​sẽ đến một số điểm vào thời gian nhất định".
    Máy bay phản lực chở khách thương mại cũng có thể  ra khỏi bản đồ theo dõi của radar một thời gian ngắn, khi nó bay ở độ cao thấp hoặc địa hình đồi núi có thể chặn sóng radar. Kết quả là việc theo dõi liên tục các máy bay bay thấp gặp khó khăn, đặc biệt nếu bộ thu phát tín hiệu của nó bị vô hiệu hóa - một thực tế là những kẻ khủng bố đã lợi dụng trong ngày 11/9/2001.
    Giáo sư McGuirk nói: "Việc đầu tiên mà những tên không tặc đã làm trong cuộc tấn công khủng bố ngày 11/9 là tắt Transponder. Sau khi tắt bộ thu phát Transponder, chúng lái máy bay nhằm vào các mục tiêu định tấn công". Về mặt lý thuyết, muốn đánh cắp chiếc máy bay phản lực Boeing 777-200 của Malaysia Airlines, người ta phải tắt  bộ Transponder và hạ độ cao xuống mức 1.500m.
    Sự mất tích của chuyến bay MH370 quả là khó hiểu, khi máy bay Boeing 777-200 của Malaysia chưa vượt ra ngoài phạm vi theo dõi của radar đặt trên đất liền. Một quan chức không quân Malaysia cho biết chiếc Boeing 777-200 đã hiện trên mà hình radar, trước khi biến mất.
    Các chuyên gia hàng không suy đoán rằng Transponder của máy bay đã ngừng hoạt động. Điều này có thể xảy ra khi nó bị tắt một cách cố ý hoặc bị trục trặc. Người ta cũng không loại trừ khả năng chiếc máy bay này đã bị nổ tung trên trời.
    Hệ thống giám sát mới
    Trong khi hệ thống theo dõi máy bay liên tục được nâng cấp, một sự thay đổi lớn sắp diễn ra.
    Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) đang tích cực chuyển đổi từ theo dõi radar trên mặt đất sang một hệ thống được gọi là NextGen, chủ yếu dựa vào vệ tinh.
    Trên trang web của FAA, người ta viết: "Chuyển hướng sang sử dụng vệ tinh sẽ cho phép  phi công biết vị trí chính xác của máy bay khác xung quanh họ. Điều đó cho phép có thêm nhiều máy bay trên bầu trời, đồng thời tăng cường mức độ an toàn cho việc đi lại bằng đường không. Thủ tục truyền hình vệ tinh sẽ cho phép các phi công hạ cánh nhanh chóng hơn, hiệu quả hơn".
    Các quan chức FAA cho biết đến năm 2018, NextGen sẽ cho phép tiết kiệm được hàng trăm USD mỗi chuyến bay.
    Minh Đức (theo LiveScience)
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/may-bay-malaysia-mat-tich-radar-bi-mu-a25187.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan