+Aa-
    Zalo

    Mỹ-Nga can dự vào Iraq như thế nào?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – Là hai nước lớn, Mỹ và Nga có những động thái can dự khác nhau vào cuộc khủng hoảng Iraq hiện nay.

    (ĐSPL) – Là  hai nước lớn, Mỹ và Nga có những động thái can dự khác nhau vào cuộc khủng hoảng Iraq hiện nay.
    Mỹ chỉ đưa lực lượng phi tác chiến vào Iraq
     
    Mỹ-Nga tham chiến ở Iraq như thế nào?

    Lĩnh Mỹ đến Iraq để đảm bảo an ninh cho Đại sứ quán Mỹ

    Hôm qua (1/7), các quan chức Lầu Năm Góc cho biết gần 500 quân nhân Mỹ đã được gửi tới Baghdad để tăng cường an ninh cho Đại sứ quán Mỹ tại Iraq. Họ được trang bị trực thăng tấn công Apache và máy bay trinh sát nhỏ, không vũ trang.
    Tổng thống Barack Obama đã ra lệnh cho 200 binh sĩ Mỹ tới thủ đô Iraq để đảm bảo an toàn của các nhà ngoại giaovà nhân viên Mỹ đang làm việc trong thành phố Baghdad, giữa lúc lực lượng chính phủ Iraq đang phải đối mặt thách thức đến từ các nhóm cực đoan Hồi giáo Sunni.
    Thư ký báo chí Lầu Năm Góc, Chuẩn đô đốc John Kirby, nói trong một cuộc họp báo rằng lực lượng Mỹ đến Iraq bao gồm các quân nhân được trang bị trực thăng tấn công Apache và máy bay trinh sát không vũ trang”.
    Mỹ-Nga tham chiến ở Iraq như thế nào?

    Trực thăng tấn công Apache

    Một quan chức quốc phòng cấp cao xin được giấu tên nói với AFP: “Các máy bay nói trên không phải là loại máy bay không người lái vũ trang Reaper hoặc Predators mà là loại máy bay trinh sát không người lái cỡ nhỏ Shadow”.
    Máy bay Shadow trước đây được lực lượng quan đội Mỹ sử dụng nhiều ở Iraq và Afghanistan, có thể độ dài khoảng 14 feet (4 mét) và có thể bay ở độ cao 8.000 feet (2.400 mét).
    Lực lượng an ninh Mỹ sẽ tập trung vào việc bảo vệ tại các sân bay Baghdad cũng như đại sứ quán Mỹ, các quan chức cho biết.
    Số lĩnh Mỹ được chuyển đến Iraq để làm nhiệm vụ lên đến 475 lính. Ngoài ra, Tổng thống Obama đã phê duyệt gửi 300 cố vấn quân sự, và 180 trong số những cố vấn này đã có mặt ở Iraq để nghiên cứu tình hình quân đội Iraq.
    Nga nhanh chóng chuyển giao máy bay chiến đấu Su-25
    Trong khi chính quyền Obama đang chật vật đẩy nhanh tốc độ viện trợ quân sự  cho chính phủ Iraq, Tổng thống Vladimir Putin đã nhanh chóng giao không chỉ máy bay chiến đấu mà còn cả người lái-huấn luyện viên cho Iraq.
     
    Mỹ-Nga tham chiến ở Iraq như thế nào?

    Máy bay Su-25 của Nga

    Hôm 30/6, truyền hình Nga đã thông báo việc chuyển giao 5 trong tổng số 12 máy bay chiến đấu Sukhoi Su-25 như đã cam kết với chính phủ Iraq. Phía Nga cũng gửi kèm cả chuyên gia hướng dẫn để giúp người Iraq sử dụng số máy bay này. Tướng Anwar Hama Ameen, chỉ huy Không quân Iraq, nói với tờ New York Times các máy bay chiến đấu sẽ vào cuộc chiến chống lại ISIL trong vòng vài ngày, sau đó những chuyên gia Nga sẽ rời Iraq. Ông cũng tuyên bố Iraq có nhiều phi công có kinh nghiệm sử dụng Su-25.
    Nhưng một nguồn tin ngoại giao khác cũng nói với tờ The Daily Beast rằng các phi công người Nga này sẽ lái những chiếc máy bay này trong trường hợp Iraq thiếu phi công và không được đào tạo bài bản. Máy bay chiến đấu Su-25 được sử dụng trong các cuộc chiến ở Iraq-Iran, nhưng chưa được sử dụng tại Iraq kể từ năm 2002.
    Sự hỗ trợ của Nga cho Iraq không phải là một quyết định chiến lược trong cam kết về mối quan hệ an ninh lâu dài với Iraq, mà là một biện pháp tình thế để giải quyết cuộc khủng hoảng ISIL đang lan rộng. Đây cũng là động thái cho thấy sự khác biệt giữa Matxcơva và Washington trong việc hỗ trợ khẩn cấp cho Iraq.
    Dù phải cả Nga lẫn Mỹ đều phải đối phó kẻ thù chung là các phần tử Hồi giáo cực đoan, nhưng Mỹ không phối hợp chiến thuật quân sự hay hậu cần trực tiếp với Nga tại Iraq.
    Tuần trước, tổng thống Obama và Tổng thống Putin đã nói chuyện qua điện thoại khi cuộc khủng hoảng Iraq trở nên nghiêm trọng. Nhưng cuộc trò chuyện tập trung gần như hoàn toàn vào Ukraina; hai nhà lãnh đạo về cơ bản không thảo luận về tình hình Iraq.
    Tổng thống Mỹ cho biết: "Lực lượng Mỹ sẽ không trở lại để chiến đấu tại Iraq, nhưng chúng tôi sẽ giúp người dân Iraq trong cuộc chiến chống khủng bố đang đe dọa người dân Iraq và cũng như đe dọa lợi ích của Mỹ”.
    Tuần trước, Thủ tướng Maliki công khai kêu ca về sự chậm trễ trong việc cung cấp các máy bay Mỹ. Ông Maliki cũng nói thêm rằng ông cảm thấy hối tiếc khi không mua thiết bị quân sự từ các nước khác như Nga.
    Trả lời báo chí Thủ tướng Maliki nói: "Tôi sẽ thẳng thắn khi nói rằng chúng tôi đã bị lừa khi chúng tôi ký hợp đồng với Mỹ. Lẽ ra, chúng tôi nên tìm cách mua máy bay chiến đấu khác như của Anh, Pháp và Nga để bảo đảm cho lực lượng không quân của chúng tôi ... Nếu có những máy bay này yểm trợ trên không, chúng tôi đã có thể tránh được những rủi ro hiện nay”.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/my-nga-can-du-vao-iraq-nhu-the-nao-a39169.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan