+Aa-
    Zalo

    Nga khai hỏa bộ 3 răn đe hạt nhân trong cuộc tập trận

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Trong cuộc tập trận hạt nhân thường niên, Nga đã khai hỏa bộ 3 răn đe hạt nhân bao gồm hệ thống tên lửa Yars, tàu ngầm Tula tàu sân bay tên lửa Tu-95MS.

    Theo truyền thông Nga, hệ thống tên lửa đất đối đất di động Yars (ICBM) của Lực lượng tên lửa chiến lược, tàu ngầm tên lửa chiến lược Tula của Hạm đội phương Bắc và máy bay mang vũ khí hạt nhân Tu-95MS mới đây đã được khai hỏa trong cuộc diễn tập hạt nhân thường niên của nước này.

    Cụ thể, trong ngày 26/10 (giờ địa phương), Tổng tham mưu trưởng Lực lượng vũ trang Nga, Tướng quân đội Valery Gerasimov cho biết trong báo cáo với Tổng thống Nga Vladimir Putin: "Cuộc tập trận có sự tham gia của hệ thống tên lửa mặt đất di động Yars của Lực lượng tên lửa chiến lược, tàu ngầm tên lửa chiến lược Tula của Hạm đội phương Bắc và máy bay mang vũ khí hạt nhân xa Tu-95MS".

    giay-phut-bo-ba-ran-de-hat-nhan-nga-khai-hoa-trong-dien-tap.mp4

    Các tên lửa chiến lược Nga khai hỏa trong diễn tập Grom hôm 26/10. Video: Zvezda

    Trong một tuyên bố, Điện Kremlin thông báo các cuộc tập trận đã bắt đầu tại Bãi thử Tên lửa Kura, Kamchatka. Tuyên bố nêu: "Các nhiệm vụ được lên kế hoạch cho việc huấn luyện các lực lượng răn đe chiến lược đã được hoàn thành đầy đủ, tất cả các tên lửa đều đạt mục tiêu".

    Trong đó, Yars là tổ hợp tên lửa chiến lược với tên lửa đạn đạo xuyên lục địa vũ trang nhiệt hạch di động và dựa trên silo với nhiều đầu đạn. Hệ thống này được đưa vào sử dụng từ năm 2009, cuộc thử nghiệm đầu tiên diễn ra vào ngày 29/5/2007.

    Tula là một tàu ngầm tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân được thiết kế cho Dự án 667BDRM Delfin. Tàu ngầm Tula được hạ thủy vào ngày 22/1/1987, có tốc độ trên mặt nước là 14 hải lý/giờ, tốc độ dưới nước là 24 hải lý/giờ.

    Cuối cùng, Tu-95MS được cho là máy bay động cơ phản lực cánh quạt bay nhanh nhất thế giới. Chuyến bay Tu-95 đầu tiên được thực hiện vào ngày 12/11/1952. Tu-95MS được đưa vào trang bị từ tháng 4/1956.

    Bộ ba răn đe hạt nhân thông thường bao gồm tên lửa ICBM phóng từ mặt đất, tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) và máy bay mang vũ khí hạt nhân. Việc duy trì 3 trụ cột hạt nhân giúp hạn chế nguy cơ lực lượng chiến lược bị xóa sổ trong đòn phủ đầu, bảo đảm khả năng tấn công trả đũa và năng lực răn đe hạt nhân đáng tin cậy. Hiện có 4 nước sở hữu bộ ba răn đe hạt nhân gồm Nga, Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ.

    Được biết, cuộc tập trận hạt nhân của Nga được lên kế hoạch hàng năm và Mỹ đã nhận được thông báo cuộc tập trận này. Thông tin về vấn đề này với truyền thông hôm 26/10, Thư ký báo chí Lầu Năm Góc  Pat Ryder xác nhận: "Chúng tôi đã nhận được thông báo từ trước. Tôi muốn nhấn mạnh rằng đây là một hoạt động thường niên của Nga. Do đó, về vấn đề này, Nga đang tuân thủ các nghĩa vụ kiểm soát vũ khí và các cam kết minh bạch khi đưa ra thông báo này với Mỹ".

    Minh Hạnh(Theo Sputniknews, Novaya Gazeta) 

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nga-khai-hoa-bo-3-ran-de-hat-nhan-trong-cuoc-tap-tran-a555451.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan