+Aa-
    Zalo

    Philippines muốn EU bênh vực về Biển Đông

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Chuyến công du Châu Âu của Tổng thống Philippines Benigno Aquino là nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế và tìm kiếm sự hỗ trợ của EU trong tranh chấp Biển Đông.

    (ĐSPL) - Chuyến công du Châu Âu của Tổng thống Philippines Benigno Aquino là nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế và tìm kiếm sự hỗ trợ của EU trong tranh chấp Biển Đông.
    Philippines muốn EU bênh vực trong tranh chấp Biển Đông

    Ngày 13/9, Tổng thống Aquino bắt đầu đi thăm chính thức Tây Ban Nha, Bỉ, Pháp và Đức, trong chuyến công su đầu tiên của ông đến Châu Âu.

    Đó là nhận định của nhà phân tích người Mỹ Ernest Bower - Chủ tịch Viện Nghiên cứu Đông Nam Á Sumitro trực thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington – trong một cuộc trả lời phỏng vấn của Deutsche Welle (DW - Làn sóng Đức). 
    Ngày 13/9, Tổng thống Aquino bắt đầu đi thăm chính thức Tây Ban Nha, Bỉ, Pháp và Đức, trong chuyến công du đầu tiên của ông đến Châu Âu. Một trong những mục tiêu chính của chuyến đi 10 ngày này là nhằm vận động các chính phủ Châu Âu cho "hỗ trợ tinh thần" cho cuộc tranh chấp pháp lý của Philippines với Trung Quốc về Biển Đông. Cách đây mấy tháng, Manila đã chính thức đệ trình đơn kiện lên một tòa án đặc biệt của Liên Hợp Quốc, trong đó tuyên bố rằng Bắc Kinh đang vi phạm Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) bằng cách ráo riết thay đổi nguyên trạng các vùng khu vực tranh chấp ở Biển Đông.
    Ngoài ra, Tổng thống Aquino dự kiến ​​sẽ đề nghị Liên minh Châu Âu dành cho Philippines qui chế ưu đãi tổng quát GSP (Generalized Scheme of Preferences), khi ông thăm trụ sở chính của Liên minh Châu Âu tại Brussels. Đây là một thỏa thuận có giá trị khoảng 600 triệu USD trong vòng 3 năm. Trong chặng dừng chân cuối cùng ở Đức, Tổng thống Aquino sẽ gặp Thủ tướng Angela Merkel và ký một thỏa thuận thành lập Phòng Thương mại và Công nghiệp Philippines-Đức.
    Nhà phân tích Ernest Bower cho biết Tổng thống Aquino sẽ có thể muốn EU tái khẳng định rằng, các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông cần được giải quyết theo nguyên tắc của pháp luật quốc tế và trọng tài, chứ không phải bằng vũ lực.
    Nhà phân tích Ernest Bower nói: “Thông điệp của Tổng thống Aquino ở Châu Âu: kinh tế là nền tảng cho an ninh ở Châu Á (…) Ông tìm cách mời Châu Âu can dự toàn diện hơn về kinh tế với Philippines - dưới các hình thức đầu tư tư nhân, dành cho Philippines qui chế GSP và mở rộng quan hệ thương mại. Sự hỗ trợ này sẽ tăng cường tính độc lập, chủ quyền của Philippines bằng cách đa dạng hóa thị trường và đối tác đầu tư. Điều này đặc biệt quan trọng bởi vì Trung Quốc đã, đang và sẽ sử dụng đòn bẩy kinh tế để ép buộc các nước láng giềng nhượng bộ về tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Cách đây mấy năm, Bắc Kinh  đã trừng phạt Manila bằng cách cấm nhập khẩu chuối của Philippines do tranh chấp hàng hải (...) Tổng thống Aquino cũng sẽ tìm kiếm một sự tái khẳng định của EU về việc ủng hộ lập trường tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông cần được giải quyết theo nguyên tắc của pháp luật quốc tế và trọng tài, chứ không phải bằng vũ lực hoặc thông qua việc một nước lớn (Trung Quốc) đe dọa các nước láng giềng yếu hơn”.
    Về tác dụng của qui chế GSP, nhà phân tích Ernest Bower nhận định: “Việc EU dành cho Philippines qui chế này sẽ là rất quan trọng đối với Philippines vì các lý do kinh tế và địa chiến lược. Nền kinh tế của Philippines là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất ở ASEAN hiện nay, phần lớn là nhờ cố gắng của Tổng thống Aquino nhằm cải thiện chức năng quản trị và nâng cao tính minh bạch, chống tham nhũng quy mô lớn và xóa đói giảm nghèo. Những nỗ lực này đang mang lại kết quả đáng kể. Philippines muốn EU tham gia đầu tư nhiều hơn vào thị trường Philippines và GSP sẽ giúp thúc đẩy cả hai mục tiêu này. Về khía cạnh địa chiến lược, liên kết kinh tế chặt chẽ hơn với EU sẽ giúp Philippines đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và giảm đòn bẩy kinh tế của Trung Quốc”.
    Nhà  phân tích Ernest Bower cũng cho rằng: “Việc thành lập Phòng Thương mại và Công nghiệp Philippines-Đức là một bước đi đúng hướng. Xây dựng lòng tin giữa người và người cũng như giữa các doanh nghiệp, quan chức chính phủ là một bước rất quan trọng để tăng cường thương mại và đầu tư”.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/philippines-muon-eu-benh-vuc-ve-bien-dong-a50519.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan