+Aa-
    Zalo

    Trung Quốc phát triển lò phản ứng “muối nóng chảy” cho tàu chiến, máy bay

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Bắc Kinh bơm hàng tỉ USD vào việc phát triển các lò phản ứng "muối nóng chảy" giành cho tàu chiến và máy bay không người lái.

    Bắc Kinh bơm hàng tỉ USD vào việc phát triển các lò phản ứng "muối nóng chảy" giành cho tàu chiến và máy bay không người lái.

    Theo SCMP, Trung Quốc sẽ chi 22 tỷ NDT (tương đương 3,3 tỷ USD) để hoàn thiện công nghệ “muối nóng chảy” – một công nghệ từng bị loại bỏ trong Chiến tranh Lạnh có thể tạo ra một dạng năng lượng hạt nhân an toàn hơn và cũng mạnh hơn. Bước đầu, Bắc Kinh sẽ cho triển khai xây dựng 2 lò phản ứng "muối nóng chảy" ở sa mạc Gobi ở miền Bắc đất nước.

    Các nhà nghiên cứu hy vọng rằng nếu họ có thể giải quyết một số vấn đề kỹ thuật tồn tại, lò phản ứng sẽ cung cấp một loạt các ứng dụng hữu, bao gồm tàu ​​chiến hạt nhân và máy bay không người lái.

    Về lý thuyết, công nghệ này có thể tạo ra nhiều nhiệt và năng lượng hơn các lò phản ứng hạt nhân hiện có sử dụng urani, trong khi sản xuất chỉ một phần nghìn chất thải phóng xạ. Nó cũng tận dụng lợi thế của Trung Quốc trong việc sử dụng thorium làm nhiên liệu chủ yếu vì quốc gia này có trữ lượng kim loại lớn nhất thế giới.

    Trung Quốc không phải là nước duy nhất nỗ lực khôi phục công nghệ từ thời Chiến tranh Lạnh vì lợi ích tiềm tàng. Các công ty ở Mỹ cũng đang làm việc trong lĩnh vực này, trong khi Nhật Bản, Nga và Pháp đã bắt đầu thể hiện sự quan tâm với công nghệ cũ.

    Trung Quốc đầu tư số tiền lớn vào nghiên cứu, phát triển lại một công nghệ bị bỏ qua trong Chiến tranh Lạnh. Ảnh: SCMP

    Dự án này đã được đã được chính phủ Trung Quốc tài trợ và 2 lò phản ứng sẽ được xây dựng tại Vũ Uy, tỉnh Cam Túc, theo một tuyên bố trên trang web của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc. Nhà khoa học hàng đầu của dự án là Giang Miên Hằng - con trai của cựu Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân - và hy vọng các lò phản ứng sẽ được đưa vào hoạt động từ năm 2020.

    Không quân Mỹ đã chế tạo một lò phản ứng “muối nóng chảy” 2,5 triệu MW vào những năm 1950 như một phần của chương trình phát triển các động cơ máy bay chạy bằng năng lượng hạt nhân. Các lò phản ứng sử dụng muối nóng chảy và nước làm chất làm nguội, cho phép chúng tạo ra nhiệt độ trên 800 độ C, gần gấp 3 lần lượng nhiệt được sản xuất bởi một nhà máy hạt nhân thương mại có sử dụng urani. Khí siêu nóng tạo ra sau đó có tiềm năng điều khiển tuabin và động cơ phản lực và theo lý thuyết, giữ cho máy bay ném bom bay với tốc độ siêu âm trong nhiều ngày.

    Dự án của Mỹ đã bị xếp xó vào thập niên 1970. Các vấn đề gặp phải chủ yếu là khi các nhà khoa học cố gắng giảm kích cỡ và trọng lượng của lò phản ứng cùng với những mối quan tâm của công chúng về sự an toàn của công nghệ khi đặt trong máy bay. Một vấn đề nữa là sự xói mòn ống dẫn và buồng lò phản ứng gây ra bởi “muối nóng chảy” được sử dụng trong quá trình phân hạch.

    Yan Long, một nhà nghiên cứu tham gia vào dự án của Trung Quốc tại Học viện Vật lý Ứng dụng Thượng Hải, cho biết cơ chế của lò phản ứng “muối nóng chảy” cuối cùng có thể giúp Trung Quốc phát triển tàu chiến hoặc máy bay không người lái chạy bằng thorium.

    Trong khi đó, ông Chen Fu, một nhà vật lý nhiệt tại Học viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân đã tham gia vào việc phát triển các hệ thống phát điện mới cho Hải quân Trung Quốc, cho biết nhiệt lượng tạo ra bởi một lò phản ứng muối thorium có thể là hoàn hảo để giúp tạo ra sức mạnh của một tàu chiến.

    Tuy nhiên, ông Yan cũng nói rằng dự án nghiên cứu vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức. Để gắn một lò phản ứng trên máy bay sẽ đòi hỏi những vật liệu cực mạnh và siêu nhẹ mà hiện vẫn đang được phát triển trong phòng thí nghiệm. "Đó là lúc mà người Mỹ thất bại", ông nói.

    PHƯƠNG PHƯƠNG(Theo SCMP)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/trung-quoc-phat-trien-lo-phan-ung-muoi-nong-chay-cho-tau-chien-may-bay-a211964.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan