+Aa-
    Zalo

    CNN: Khi Tổng thống Assad chiến thắng cũng là lúc Syria ‘vỡ vụn’

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Một bài bình luận đăng trên CNN đã đánh giá tình hình nội chiến Syria cũng như dự đoán kết cục của cuộc xung đột kéo dài suốt 7 năm qua.

    Một bài bình luận đăng trên CNN đã đánh giá tình hình nội chiến Syria cũng như dự đoán kết cục của cuộc xung đột kéo dài suốt 7 năm qua.

    "Chiến tranh thế giới" ở Syria

    Nội chiến Syria bắt đầu từ năm 2011 với lực lượng chính phủ, các nhóm phiến quân và cả các tổ chức khủng bố như Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Vài năm sau, Mỹ và liên quân do Mỹ dẫn đầu đã tham gia cuộc xung đột này với tuyên bố diệt trừ chủ nghĩa khủng bố cực đoan.

    Đến mùa hè năm 2015, chính phủ Tổng thống Bashar al-Assad gặp rắc rối thực sự. Quân đội của ông - chiến đấu trên nhiều mặt trận giữa lúc bị đào thải và kiệt sức - đã mất vô số đất đai. Các nhóm phiến quân Hồi giáo đe dọa sẽ cắt các tuyến đường chính nối các cơ sở của chính phủ. Sau đó, một vị tướng người Iran đến Nga khiến tình hình cuộc xung đột ở Syria thay đổi nhanh chóng.

    Nội chiến Syria đã kéo dài 7 năm. Ảnh: Getty

    Vị Đại Tướng đó là Qasem Soleimani, chỉ huy lực lượng Quds của Vệ binh Cách mạng Iran. Ông Soleimani thấy cuộc chiến tranh đang diễn biến theo chiều hướng xấu, cho dù dân quân ủng hộ của Iran và Hezbollah vẫn ủng hộ chính phủ Tổng thống Assad.

    Các cuộc hội đàm của Soleimani tại Mosvow đã giải cứu lực lượng chính phủ Syria nhưng lại khiến đất nước này bị hủy hoại trên quy mô lớn. Trong 2 năm tiếp theo, Nga và Iran đã củng cố một chiến dịch “đốt đất” bằng các cuộc không kích, khiến người dân Syria rơi vào cảnh khốn cùng hơn so với trước đây.

    Nước Nga cứu vãn lực lượng chính phủ Tổng thống Assad

    Vào cuối mùa hè năm 2015, lực lượng của ông Assad kiểm soát ít hơn một phần tư Syria. Vùng trung tâm Alawite quanh Latakia - thành phố lớn nhất của Syria bị đe doạ. Chính phủ đã thông báo về việc ân xá cho những người lính quân đội, tập trung lực lượng vào Damascus và hành lang dẫn tới bờ biển.

    Trên thực tế, Nga cũng lo lắng rằng chính phủ Assad sẽ bị lật đổ và rằng Syria, một đồng minh của Moscow sẽ trở thành quốc gia tương tự như Yemen. Tuy nhiên sau đó, Kremlin đã tính toán rằng sự kết hợp của không lực Nga với quân đội Iran trên mặt đất có thể đảo ngược thực trạng cuộc chiến. Với suy nghĩ đó, Nga đã bắt đầu tham chiến ở Syria.

    Tại cuộc họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (LHQ) hồi tháng 9/2015, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng sự can thiệp của phương Tây vào Trung Đông khiến nơi đây trở thành thảm hoạ. Ông nói: "Thay vì dân chủ và tiến bộ, bây giờ khu vực đó chỉ có bạo lực, nghèo đói, thiên tai, các vấn đề xã hội và nhân quyền”.

    Sau lời phát biểu đó, những chiếc máy bay chiến đấu đầu tiên của Nga đã được điều đến căn cứ trên bờ biển Syria.

    Moscow ủng hộ chính quyền Tổng thống Assad. Ảnh: Getty

    Đối với ông Putin, việc tham chiến Syria sẽ thể hiện sức mạnh quân sự của Nga, bảo vệ Moscow ở ngoại vi Địa Trung Hải và vượt qua chính quyền cựu Tổng thống Mỹ Obama. Đối với Tướng Soleimani và lực lượng Quds, sự hiện diện mạnh mẽ hơn ở Syria nhằm củng cố sự ảnh hưởng từ Tehran tới Beirut.

    Kremlin nói rằng không lực của họ sẽ phá hủy các nhóm "khủng bố" ở Syria. Trên thực tế, mục tiêu là các nhóm nổi dậy ở mức trung bình vốn được Mỹ và các quốc gia vùng Vịnh hỗ trợ. Vào cuối năm 2015, máy bay của Nga thường hoạt động hơn 100 chuyến mỗi ngày. Washington và các nhóm nhân quyền cáo buộc Moscow ném bom bừa bãi vào cơ sở hạ tầng dân sự, đặc biệt là các bệnh viện.

    Một phòng hoạt động chung đã được thành lập và hàng ngàn lính Hezbollah, cũng như các chiến binh Quds của Iran, đã gia nhập quân đội Syria để bắt đầu lật đổ các cuộc nổi dậy ở miền Bắc và Tây Bắc Syria. Dần dần, các nhóm phiến quân bắt đầu bị mất đất.

    Chính quyền cựu Tổng thống Obama lúc bây giờ lo ngại rằng vũ khí tiên tiến hơn sẽ khiến cuộc chiến rơi vào tình trạng cực đoan. Lầu Năm Góc sau đó đề xuất và tiến hành những hương trình đào tạo, hỗ trợ trang bị cho các nhóm nổi dậy nhưng không thể duy trì sự cân bằng quân sự được nữa.

    Đến giữa năm 2016, quân đội Syria đã chiếm lại phía đông Aleppo. Một cuộc bao vây kéo dài của lực lượng chính phủ đã khiến người dân ở khu vực này lao đao. Không chỉ phải chịu đựng những đợt dội bom mà dân thường Aleppo còn chết đói rất nhiều.

    Sau đó, hàng ngàn phiến quân và gia đình họ đã bị đẩy vào Idlib. Trong khoảng thời gian vài tháng, dân số Idlib tăng gấp đôi lên hơn 2 triệu.

    Đến tháng 1/2017, tổng chỉ huy lực lượng vũ trang Nga Valery Gerasimov cho biết không quân Nga đã thực hiện 19.160 nhiệm vụ chiến đấu và 71.000 cuộc tấn công kể từ khi bắt đầu tham chiến ở Syria.

    Đất nước Syria bị tàn phá vì chiến tranh liên miên. Ảnh: Getty

    Syria đang vỡ vụn

    Nhìn vào tình hình hiện tại, lực lượng Tổng thống Bashar al-Assad đang giành ưu thế trong cuộc nội chiến. Thế nhưng, cho dù đến cuối cùng chính phủ Syria giành được chiến thắng thì cũng sẽ không phải là chiến thắng toàn diện.

    Syria đang và sẽ hoàn toàn “vỡ vụn”, cần đến chi phí tái thiết ít nhất 100 tỷ USD trở lên. Các nhà tài trợ và các nhà đầu tư quốc tế rất khó có thể hỗ trợ bất cứ nơi nào gần Syria cho đến khi có một thỏa thuận chính trị đáng tin cậy. Theo nhà báo Syria Jihad Yazigi: "Ả rập Saudi sẽ không bỏ tiền vào một quốc gia do Iran kiểm soát".

    Trong khi các nhóm nổi dậy của Syria đang sụp đổ thì cũng không có nghĩa là kết thúc. Họ có nhiều năm kinh nghiệm chiến đấu, và một số khác có quan điểm của những người theo chủ nghĩa cực đoan, khinh thường việc đầu hàng hay thỏa hiệp. Cho dù bị mất đất thì các nhóm phiến quân vẫn sẽ tiến hành chiến tranh du kích.

    PHƯƠNG PHƯƠNG(Theo CNN)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cnn-khi-tong-thong-assad-chien-thang-cung-la-luc-syria-vo-vun-a222786.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan