+Aa-
    Zalo

    Cô gái trẻ thu hút sự chú ý nhờ nghề nghiệp đặc biệt dành cho những người "gần đất xa trời"

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Cô gái trẻ thu hút đông đảo sự chú ý của cộng đồng mạng vì thiết kế và làm người mẫu quảng cáo quần áo cho người chết.

    Ngày 5/4, câu chuyện của cô gái trên đã thu hút chú ý trên mạng xã hội Weibo. Cô gái có tên là Nhâm Tái Nam (Ren Sainan), cô gái sinh năm 1995, đến từ tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Hiện đang làm nghề người mẫu thọ y, trang phục khâm liệm cho người đã mất.

    Năm 2017, sau khi tốt nghiệp đại học, cô bắt đầu làm việc cho một cửa hàng chuyên trang phục thọ y trên Taobao - nền tảng thương mại điện tử lớn của Trung Quốc.

    Với người Trung Quốc, có hai loại trang phục quan trọng cần được chú ý là đồ mặc trong ngày cưới và đồ mặc khi lìa đời. Nghề thử quần áo cho người chết được gọi là "người mẫu thọ y", Nhâm Tái Nam nổi tiếng ở lĩnh vực này. Cô hiện làm việc cho một cửa hàng thọ y ở Trịnh Châu, ngoài làm mẫu cho trang phục, Tái Nam tham gia thiết kế, may đồ.

    nghe lam mau quan ao cho nguoi chet 2
    Năm 2017, sau khi tốt nghiệp đại học, cô bắt đầu làm việc cho một cửa hàng chuyên trang phục thọ y trên Taobao - nền tảng thương mại điện tử lớn của Trung Quốc.

    Trong cuộc phỏng vấn với The Paper, cô bày tỏ niềm tự hào với công việc đặc biệt của mình. "Tôi nghĩ sinh lão bệnh tử là quá trình ai cũng trải qua. Chúng ta không thể thay đổi được điều đó, thay vì chìm đắm trong bi thương, chi bằng chuẩn bị cho sự cáo biệt đó, không để lại nuối tiếc gì. Ở mỗi dịp quan trọng của một đời, con người thường mặc trang phục riêng cho ngày đó. Thọ y cũng là một lễ phục, tôi mong mọi người mặc nó và cáo biệt thế giới một cách trang trọng".

    Tái Nam từng sợ hãi, bất ổn tâm lý vì những định kiến với công việc của cô. Nhờ sự ủng hộ của bạn trai, cô đã dần đần tự tin hơn với công việc này. Những trải nghiệm nghề nghiệp xúc động, dần dần cô cảm thấy cái chết không quá đáng sợ.

    Nhâm Tái Nam ấn tượng sâu sắc câu chuyện một cặp vợ chồng khoảng 60 tuổi đến cửa hàng của cô chọn quần áo. Họ có con gái khoảng 20 tuổi, mắc bệnh ung thư, không còn sống được bao lâu. Đôi vợ chồng nói với Tái Nam: "Hãy chọn cho chúng tôi bộ y phục nào trẻ một chút". Cuối cùng, họ chọn bộ đồ khâm liệm kiểu Hán phục.

    Sau đó, ông bà mua thiết kế cổ trang thêu hình hoa, chim, màu rượu vang. Một thời gian sau, đôi vợ chồng gửi cho cô bức ảnh con gái họ mặc bộ đồ, đang đứng trong hành lang bệnh viện. Họ nhắn tin: "Cảm ơn cô gái, con gái bác rất thích, dù đau lòng, bác cảm thấy được an ủi một chút".

    Một lần khác, vào đêm khuya, cô nhận được cuộc gọi yêu cầu giao gấp bộ đồ khâm liệm. Hóa ra, vị khách đã đặt mua thọ y trên Taobao nhưng hàng chưa kịp giao, người thân của họ đã qua đời. Tái Nam thuyết phục cô gái kia mua một bộ thọ y khác ở gần nhà, nhưng đối phương nói: "Mẹ tôi thích bộ này".

    Sáng hôm sau, cô đã tìm được một người chuyển phát nhanh và điều phối để giao được hàng ngay trong ngày. Khoảng vài ngày sau đó, cô nhận được điện thoại cảm ơn: "Tôi không biết nói gì ngoài cảm ơn, và cảm ơn rất nhiều. Dù chỉ là việc nhỏ, bạn đã khiến trái tim tôi thấy ấm áp nhiều".

    nghe lam mau quan ao cho nguoi chet 1
    Người Trung Quốc cho rằng, tiếp xúc với cái chết sẽ mang lại nhiều điều xui xẻo.

    Người Trung Quốc cho rằng, tiếp xúc với cái chết sẽ mang lại nhiều điều xui xẻo vì vậy khi cô bắt đầu livestream bán hàng, Nhâm Tái Nam nhận nhiều bình luận như: "Cô này âm khí nặng quá", "Ai dám lấy cô này?".

    "Có lần, khi đi họp lớp, tôi nói rằng mình là người mẫu khâm liệm, cô bạn ngồi phía trước không dám ngoảnh mặt lại nhìn. Một số bạn thẳng thừng nói không muốn ngồi cạnh tôi vì sợ xui rủi", cô chia sẻ thêm.

    Cha mẹ của Tái Nam cũng không thể chấp nhận việc con gái mình làm nghề này, nhiều lần khuyên cô bỏ việc, nhưng cô đáp lại: "Con nghĩ cần phải có người đứng ra làm điều gì đó tốt đẹp cho những người đã mất".

    Những năm gần đây, định kiến của người Trung Quốc đối với người làm hộ tang đã giảm đi rất nhiều. Bên dưới các bài đăng bán hàng hay buổi livestream của cô, không có bình luận thô tục nào xuất hiện. Nhiều người còn bày tỏ sự hiểu biết và trân trọng nghề này.

    Cô đã chọn chủ động phá bỏ định kiến, bằng cách cố gắng liên hệ nhiều hơn với gia đình và bạn bè, trò chuyện để họ hiểu hơn về công việc của mình. "Tôi biết nhiều người né tránh chỉ vì họ không hiểu hết về thọ y".

    Hiện tại, nhiều bạn bè coi cô là "người hùng", thậm chí sẵn sàng đưa cho cô thêm ý tưởng để thiết kế trang phục.

    Như Quỳnh (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/co-gai-tre-thu-hut-su-chu-y-cua-cong-dong-mang-nho-nghe-nghiep-dac-biet-a571358.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan