+Aa-
    Zalo

    Hà Tĩnh: 4 năm đại thắng nhờ sức mạnh của sự đồng thuận

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Sau 4 năm, với việc ưu tiên phát triển sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ gắn với đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Hà Tĩnh đã đạt được nhiều kết quả.

    (ĐSPL) - Nhờ sự đồng thuận của dân với chính quyền, phát triển kinh tế toàn diện... Hà Tĩnh đã trở thành điểm sáng trong quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM).
    Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp của miền Bắc và miền Nam, quanh năm có 4 mùa rõ rệt, nên thời tiết, khí hậu tại Hà Tĩnh rất khắc nghiệt.
    Ông Trần Huy Oánh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiêm Phó Chánh văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Hà Tĩnh cho biết: Do chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai nên hoạt động sản xuất của Hà Tĩnh gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, từ năm 2010, ngay từ những ngày đầu bắt tay vào xây dựng NTM, tỉnh đã quyết liệt thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp thông qua việc xác định 13 sản phẩm hàng hóa chủ lực. Trong đó, trọng tâm là 4 con lợn, bò, tôm, hươu và 3 cây rau củ quả chất lượng cao.
    Theo đó, các sản phẩm chủ lực này được tổ chức sản xuất theo chuỗi liên kết, tạo ra sản phẩm hàng hóa quy mô lớn, đồng nhất giống trong quy trình sản xuất, công nghệ và đồng nhất về sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường.
    Ông Trần Huy Oánh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh
    Bên cạnh đó, trong điều kiện ngân sách còn hạn chế, tỉnh Hà Tĩnh đã xác định sức mạnh và sự đồng thuận của nhân dân chính là “chìa khóa” thành công của chương trình. Trên cơ sở đó, tỉnh đã ban hành các cơ chế, chính sách, trao quyền chủ động cho người dân và cộng đồng nhằm huy động tối đa các nguồn lực theo khả năng của từng địa phương.
    Chỉ với chính sách liên kết như trên, qua 4 năm thực hiện chương trình, tỉnh Hà Tĩnh đã huy động được hơn 6.096 tỷ đồng để phát triển chương trình xây dựng NTM. Cụ thể, tỉnh đã đạt được những kết quả toàn diện, rõ nét, lan tỏa về chiều rộng và từng bước đi vào chiều sâu. Toàn tỉnh đã có 26 xã đạt chuẩn, 28 khu dân cư kiểu mẫu, 270 vườn mẫu đạt tiêu chuẩn và đang trên đà nhân rộng ra. Ngoài ra, tỉnh cũng đã thành lập mới 2.566 mô hình sản xuất có hiệu quả, đưa tổng số mô hình trong 4 năm lên 5.556 mô hình. Trong đó, có 3.036 mô hình hiệu quả cao, 322 mô hình có liên kết doanh nghiệp (tăng 5 lần so với năm 2013). Nhờ những chính sách phát triển đồng thuận trên, tỉnh cũng đã thành lập mới được 206 doanh nghiệp, 449 tổ hợp tác, 114 hợp tác xã không còn xã “trắng” mô hình kinh tế hiệu quả.
    Đặc biệt, nhờ chính sách phát triển nông thôn mới trên, Hà Tĩnh đã trở thành địa phương đầu tiên trong cả nước có xã miền núi, biên giới đạt chuẩn nông thôn mới đó là xã Sơn Kim I, huyện Hương Sơn.
    Mô hình nuôi hươu hiệu quả của anh Phạm Văn Luật, thôn Lâm Đồng, xã Sơn Lâm, huyện Hương Sơn. Ảnh: H.N
    Ngoài việc đầu tư phát triển mô hình kinh tế nông nghiệp, lãnh đạo tỉnh cũng đặc biệt quan tâm đến vấn đề kết cấu hạ tầng. Chỉ trong vòng 4 năm, tỉnh đã làm mới được hơn 1.180km đường giao thông nông thôn và 224m kênh mương nội đồng. Các tiêu chí trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, môi trường cũng có nhiều chuyển biến tích cực như việc xây mới, nâng cấp 11 nhà văn hóa xã, 41 trường học, 12 trạm y tế, 250 nhà văn hóa thôn, xóa 984 nhà tạm.... Vấn đề an ninh trật tự xã hội trên địa bàn cơ bản được giữ vững, theo đó bộ mặt nông thôn mới có nhiều khởi sắc. Ngoài việc chú trọng phát triển hạ tầng nông thôn, tỉnh còn đặc biệt quan tâm đến việc phát triển các dịch vụ thương mại để phục vụ đời sống của nhân dân cả về vật chất lẫn tinh thần.
    Không dừng lại đó, chương trình xây dựng NTM ở Hà Tĩnh đã và đang đi vào chiều sâu tận các đường làn ngõ xom. Ở các làng quê, giờ đây chuyện hiến đất mở đường đã trở thành phong trào lan rộng, thu hút sự tham gia của đông đảo người dân.
    Bằng ý chí vượt khó, mạnh dạn và nhờ vào chính sách hỗ trợ của tỉnh, đặc biệt lầ chính sách ưu tiên vay vốn và hỗ trợ một phần tiền lãi, những vùng đồi núi trọc, cây cỏ hoang vu ở huyện Vũ Quang, Hương Khê… đã được người dân khai hóa thành những mô hình sản xuất hiểu quả theo hướng ứng dụng công nghệ cao, những bãi cát trắng bạc màu ngày nào giờ đây đã được phủ xanh rau củ quả sạch. Điển hình là dự án rau, củ, quả thí điểm trên vùng cát ở xã Thạch Văn, huyện Thạch Hà, sau hơn 1 năm triển khai, đến nay, hàng trăm hộ dân ở các vùng ven biển của huyện đã mạnh dạn mở rộng diện tích sản xuất lên đến trên 200ha. Theo đó, thu nhập hàng năm của người dân đã có bước cải thiện.
    Để hiện thực hóa các giá trị cốt lõi của NTM tại mỗi gia đình, ngõ xóm, hiện nay, Hà Tĩnh đã mạnh dạn thực hiện thêm tiêu chí thứ 20 trong các chỉ tiêu xây dựng NTM là xây khu dân cư kiểu mẫu. Tin rằng với hướng đi mới cùng sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền cũng như sự đồng thuận của người dân, trong thời gian tới, việc xây dựng NTM của Hà Tĩnh sẽ ngày càng đi vào thực chất, giữ được "lửa" phong trào xây dựng, kiến thiết mỗi vùng nông thôn.
    Năm 2015, Hà Tĩnh phấn đấu có thêm ít nhất 23 xã đạt chuẩn NTM và không còn xã dưới 7 tiêu chí; bình quân mỗi xã tăng tối thiểu 2 tiêu chí; xây dựng thành công đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; 100\% số xã có doanh nghiệp, HTX, THT; 100\% số xã có các mô hình sản xuất đủ 3 loại quy mô lớn, vừa, nhỏ; 30 – 35\% số hộ gia đình sản xuất, kinh doanh có liên kết; mỗi xã đạt chuẩn phải có 3 – 5 doanh nghiệp, 5 – 7 HTX, 3 mô hình lớn, 5 mô hình vừa.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ha-tinh-4-nam-dai-thang-nho-suc-manh-cua-su-dong-thuan-a93050.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan